Các diện định cư mỹ

Tổng hợp các loại visa định cư Mỹ cập nhật mới nhất 2024

(GMT+7)
CHIA SẺ

Bảng tóm tắt các loại visa định cư Mỹ

Dưới đây là bảng tóm tắt các loại visa định cư Mỹ:

Visa diện gia đình (Family-based visas)

Loại (Visa)

Đối tượng

Thời gian xử lý visa

IR-1/CR-1
  • IR-1: Dành cho vợ/chồng của công dân Hoa Kỳ, nếu cuộc hôn nhân kéo dài hơn 2 năm tại thời điểm phê duyệt visa.
  • CR-1: Dành cho vợ/chồng của công dân Hoa Kỳ, nếu cuộc hôn nhân kéo dài dưới 2 năm.
6 – 12 tháng
IR-2/CR-2
  • IR-2: Dành cho con cái chưa kết hôn dưới 21 tuổi của công dân Hoa Kỳ.
  • CR-2: Tương tự IR-2 nhưng dành cho con cái của vợ/chồng công dân Hoa Kỳ, nếu cuộc hôn nhân diễn ra dưới 2 năm.
6 – 12 tháng
IR3/IH3, IR4/IH4 Diện bảo lãnh con nuôi của công dân Hoa Kỳ 6 – 18 tháng
IR-5 Visa dành cho cha/mẹ của công dân Hoa Kỳ, với điều kiện người con phải từ 21 tuổi trở lên. 6 – 18 tháng
K1 Visa dành cho hôn phu/hôn thê của công dân Hoa Kỳ để đến Mỹ kết hôn trong vòng 90 ngày sau khi nhập cảnh.  6 – 12 tháng
F1 Dành cho con cái chưa kết hôn trên 21 tuổi của công dân Hoa Kỳ. 6 – 7 năm
F2A Vợ/chồng và con cái (chưa kết hôn, dưới 21 tuổi) của thường trú nhân Mỹ. 2 – 3 năm
F2B Con cái (chưa kết hôn, trên 21 tuổi) của thường trú nhân Mỹ. 5 – 7 năm
F3 Con cái (đã kết hôn, bất kỳ độ tuổi nào) của công dân Mỹ. 12 – 13 năm
F4 Anh/chị/em ruột của công dân Mỹ. 13 – 14 năm

Visa diện việc làm (Employment-based visas)

Diện (Visa)

Đối tượng

Thời gian xử lý visa

EB-1 Người có năng lực phi thường, Giáo sư/nhà nghiên cứu xuất sắc, Doanh nhân đa quốc gia. 4 – 15 tháng
EB-2 Người có bằng cấp cao/năng lực đặc biệt. 8 – 24 tháng
EB-3 Lao động có tay nghề, Lao động chuyên môn, Lao động phổ thông. 12 – 36 tháng
EB-4 Nhân viên tôn giáo, Phát thanh viên, Người Afghanistan/Iraq làm việc cho chính phủ Mỹ. 16 – 30 tháng
EB-5 Nhà đầu tư tạo việc làm cho người Mỹ. 12 – 36 tháng

Những visa nhập cư khác

Diện (Visa)

Đối tượng

Thời gian xử lý visa

Visa diện tị nạn và bảo vệ (Refugee and asylum visas): Diện visa này dành cho người bị bức hại hoặc sợ hãi bị bức hại vì chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, quan điểm chính trị, hoặc là thành viên của một nhóm xã hội cụ thể. 6 tháng
Visa theo chương trình xổ số thẻ xanh (Diversity Visa Program) Chương trình dành cho những quốc gia có tỷ lệ người di cư thấp đến Mỹ 14 tháng

Visa IR-1/CR-1

Visa IR-1/CR-1 là loại visa định cư dành cho vợ/chồng của công dân Mỹ, cho phép họ nhập cư và sinh sống lâu dài tại Hoa Kỳ. Điểm đặc biệt của diện visa này là yêu cầu đã kết hôn hợp pháp được ít nhất 2 năm.

  • IR-1 (Immediate Relative): Dành cho vợ/chồng đã kết hôn với công dân Mỹ từ 2 năm trở lên. Người được cấp visa IR-1 sẽ nhận được thẻ xanh 10 năm ngay khi nhập cảnh Mỹ, chính thức trở thành thường trú nhân.
  • CR-1 (Conditional Resident): Dành cho vợ/chồng đã kết hôn với công dân Mỹ được ít nhất 2 năm nhưng chưa đến ngày kỷ niệm 2 năm kết hôn. Người được cấp visa CR-1 sẽ nhận thẻ xanh có điều kiện 2 năm và phải nộp đơn gỡ bỏ điều kiện 90 ngày trước khi thẻ hết hạn để chuyển đổi thành thẻ xanh 10 năm.

Cả hai diện visa IR-1 và CR-1 đều là con đường dẫn đến tình trạng thường trú nhân (thẻ xanh) tại Mỹ, cho phép vợ/chồng công dân Mỹ sinh sống, làm việc và hưởng nhiều quyền lợi như công dân Mỹ.

– Điều kiện xin thị thực IR1, CR1:

  • Người bảo lãnh phải là người Mỹ hoặc thường trú.
  • Cặp đôi đã kết hôn hợp pháp và cung cấp chứng nhận hôn nhân hợp lệ. Xác minh về hôn nhân cần được chứng minh bằng bằng chứng như ảnh, hành trình du lịch…
  • Người bảo lãnh phải cam kết hỗ trợ tài chính cho vợ/chồng và điều này được thể hiện thông qua việc nộp bản khai hỗ trợ tài chính. Họ cần có thu nhập ít nhất 125% so với Federal poverty level (FPL) – Chuẩn đo lường được sử dụng bởi chính phủ Hoa Kỳ để xác định ai đủ điều kiện nhận các chương trình hỗ trợ liên bang (Mức PSL vào năm 2023 cho một cá nhân là 14,580$)
  • Người bảo lãnh cần có nơi cư trú tại Mỹ hoặc phải chứng minh kế hoạch trở lại Mỹ cùng với vợ/chồng nước ngoài của họ. 

– Chi phí xin thị thực IR1, CR1:

  • Đơn I-130: 535$
  • Đơn xin thị thực nhập cư (DS-260): 325$
  • Khám sức khỏe cho người nhập cư: Phí này thay đổi tùy theo quốc gia. Ví dụ, Đại sứ quán ở Buenos Aires đang tính phí 5000 đô la Peso (tương đương khoảng 48 đô la Mỹ), trong khi Đại sứ quán Hà Nội tính phí 275 USD cho người nộp đơn trên 15 tuổi.
  • Ngoài ra, bạn cũng cần thanh toán các chi phí khác để có được các tài liệu và giấy tờ liên quan, bao gồm bản dịch, hộ chiếu, giấy khai sinh, phí sao chụp và chi phí liên quan đến việc đi lại.
Các diện định cư mỹ
Visa IR-1/CR-1

Visa IR-2/CR-2

Visa IR-2/CR-2 là loại visa định cư dành cho con cái chưa kết hôn dưới 21 tuổi của công dân Hoa Kỳ. 

  • IR-2 (Immediate Relative) được cấp cho con cái của công dân Mỹ nếu họ đã có thời gian sinh sống hợp pháp tại Mỹ. 
  • CR-2 (Conditional Resident) tương tự IR-2 nhưng dành cho con cái của công dân Mỹ có cha/mẹ tái hôn với công dân Mỹ và thời gian kết hôn dưới 2 năm. Visa này giúp con cái của công dân Hoa Kỳ trở thành thường trú nhân, nhận thẻ xanh và sinh sống tại Mỹ.

– Điều kiện:

  • Là con ruột, con nuôi hợp pháp hoặc con ghẻ (kết hôn trước 18 tuổi) của công dân Mỹ.
  • Chưa kết hôn và dưới 21 tuổi.
  • Sinh sống cùng cha/mẹ công dân Mỹ.
  • Cha/mẹ công dân Mỹ đáp ứng đủ điều kiện bảo lãnh tài chính.

– Chi phí:

  • Phí nộp đơn bảo lãnh (Form I-130): $535.
  • Phí xử lý visa tại Trung tâm Thị thực Quốc gia (NVC): $325.
  • Phí kiểm tra y tế: Khoảng $200–$500 (tùy từng quốc gia và cơ sở y tế).
  • Phí cấp thẻ xanh (USCIS Immigrant Fee): $220.

Các diện định cư mỹ

Visa IR3/IH3

Visa IR-3/IH-3 là loại visa định cư dành cho trẻ em mồ côi được công dân Hoa Kỳ nhận nuôi tại nước ngoài. 

  • IR-3 áp dụng cho các trường hợp nhận con nuôi ở những quốc gia không tham gia Công ước Hague.
  • IH-3 được áp dụng khi việc nhận nuôi diễn ra tại quốc gia tham gia Công ước Hague (Hague Adoption Convention). Khi trẻ em được cấp visa này, họ sẽ trở thành thường trú nhân và nhận thẻ xanh ngay khi đến Hoa Kỳ.

– Điều kiện:

  • Người nhận nuôi: Ít nhất một trong hai cha mẹ nuôi phải là công dân Hoa Kỳ và phải hoàn tất quá trình nhận nuôi tại quốc gia nước ngoài.
  • Trẻ em nhận nuôi: Phải được công nhận là trẻ mồ côi hoặc trẻ em được bảo vệ theo Công ước Hague.
  • IR-3: Đòi hỏi cha mẹ nuôi phải hoàn tất quá trình nhận nuôi tại nước ngoài.
  • IH-3: Phải tuân thủ các quy định của Công ước Hague trong quá trình nhận nuôi.

– Chi phí chuẩn bị hồ sơ:

  • Phí nộp đơn bảo lãnh (Form I-600 hoặc I-800): $775.
  • Phí xử lý visa tại Trung tâm Thị thực Quốc gia (NVC): $325.
  • Phí kiểm tra y tế cho trẻ: Khoảng $200–$500 (tùy từng quốc gia và cơ sở y tế).
  • Phí dịch vụ nhận con nuôi: Chi phí này có thể thay đổi tùy thuộc vào quốc gia nhận nuôi và quy trình nhận nuôi, dao động từ $20,000–$50,000.

Visa IR4/IH4

Visa IR-4/IH-4 là loại visa định cư dành cho trẻ em mồ côi sẽ được công dân Mỹ nhận nuôi sau khi đến Hoa Kỳ. Điểm khác biệt chính so với visa IR-3/IH-3 là trẻ em thuộc diện này nhập cảnh Mỹ với tư cách khách du lịch (thường là visa B2) và hoàn tất thủ tục nhận con nuôi tại tòa án Mỹ trước khi chuyển đổi sang visa định cư.

– Điều kiện:

– Người nhận nuôi: Ít nhất một trong hai cha mẹ nuôi phải là công dân Hoa Kỳ, và phải sinh sống tại Mỹ.

– Trẻ em nhận nuôi:

  • IR-4: Dành cho trẻ mồ côi được nhận nuôi tại nước ngoài nhưng quá trình nhận nuôi chưa hoàn tất.
  • IH-4: Dành cho trẻ mồ côi từ các quốc gia thuộc Công ước Hague, với quá trình nhận nuôi chưa hoàn thành.

Cha mẹ nuôi cần hoàn tất quy trình nhận con nuôi tại Mỹ sau khi trẻ nhập cảnh.

– Chi phí chuẩn bị hồ sơ:

  • Phí nộp đơn bảo lãnh (Form I-600 hoặc I-800): $775.
  • Phí xử lý visa tại Trung tâm Thị thực Quốc gia (NVC): $325.
  • Phí kiểm tra y tế cho trẻ: Khoảng $200–$500 (tùy từng quốc gia và cơ sở y tế).
  • Phí dịch vụ nhận con nuôi: Dao động từ $20,000–$50,000 tùy vào quy trình và quốc gia nhận nuôi.

Visa IR-5

Visa IR-5 là một cơ hội cho cha mẹ hoặc cha mẹ của công dân Hoa Kỳ đến định cư hợp pháp tại đất nước này. Tuy nhiên, để có được thị thực này, người bảo lãnh cần phải đăng ký tại đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Hoa Kỳ ở nước ngoài, nơi mà cha mẹ cư trú.

– Điều kiện để được cấp Visa IR-5:

  • Tuổi và quốc tịch: Người bảo lãnh phải từ tuổi 21 trở lên.
  • Tài chính: Người bảo lãnh phải có khả năng tài chính đủ để hỗ trợ cha mẹ cho đến khi họ có thể tự trang trải cuộc sống.(Tùy theo số người bảo lãnh và tình hình kinh tế thời điểm đó)
  • Nơi ở: Người bảo lãnh cần phải sống và có địa chỉ ổn định tại Hoa Kỳ.
  • Chứng minh mối quan hệ: Người bảo lãnh cần phải cung cấp bản sao giấy khai sinh để chứng minh mối quan hệ họ với cha mẹ.

– Chi phí để xin Visa IR-5:

  • Mẫu I-130: 535$
  • Đơn DS-260: 325$
  • Mẫu I-864: 120$
  • Mẫu I-485: 1,140$
  • Phí sinh trắc học: 85$
  • Phí nhập cư USCIS (nếu có): 220$
  • Chi phí khám sức khỏe và tiêm chủng: Tùy vào thời điểm

Các diện định cư mỹ

Visa K1

Thị thực K-1 hay còn gọi là thị thực Hôn Phu, là một loại thị thực đặc biệt dành cho những người nước ngoài muốn kết hôn với công dân Hoa Kỳ và sau đó trở thành thường trú nhân thông qua quá trình cấp thẻ xanh kết hôn.

Theo đó, công dân Hoa Kỳ (người làm đơn) có thể bảo lãnh cho hôn phu nước ngoài của mình để nhập cảnh hợp pháp vào Hoa Kỳ. Họ cần chứng minh dự định kết hôn trong vòng 90 ngày sau khi hôn phu nước ngoài đến Mỹ.

– Điều kiện xin thị thực K-1:

  • Người bảo lãnh phải là công dân Hoa Kỳ, không phải thường trú nhân hợp pháp.
  • Cả hai không được kết hôn trước đó và nếu đã từng kết hôn, họ cần nộp giấy ly hôn, giấy hủy bỏ hoặc giấy chứng tử của vợ/chồng cũ.
  • Phải chứng minh mối quan hệ hợp lệ và đã gặp nhau ít nhất một lần trong vòng hai năm trước khi nộp đơn xin thị thực.
  • Các bằng chứng như địa điểm tổ chức đám cưới hoặc thiệp mời….
  • Người bảo lãnh phải đáp ứng yêu cầu thu nhập, tức là tổng thu nhập được điều chỉnh trên tờ khai thuế gần đây phải bằng ít nhất 100% so với PSL.
  • Nếu không đủ thu nhập, họ có thể sử dụng nguồn thu nhập chung từ người tài trợ nếu cần.

– Chi phí để xin K-1:

Chi phí xin visa K-1 khoảng 800$, bao gồm các khoản sau:

  • Phí yêu cầu Chính phủ (Mẫu I-129F): 535$
  • Kiểm tra y tế: Khoảng 200$.
  • Phí Visa K-1: 265$

Các diện định cư mỹ

Visa F1

Visa F-1 là giấy phép tạm thời cho phép sinh viên quốc tế ở lại Hoa Kỳ trong một khoảng thời gian cố định khi họ đang theo học tại các trường học như trường phổ thông, cao đẳng, chủng viện hoặc nhạc viện.

– Điều kiện cấp thị thực F-1:

  • Bạn cần đăng ký và được chấp nhận vào một khóa học tại một trường được SEVP – Student and Exchange Visitor Program (Chương trình trao đổi sinh viên quốc tế) phê duyệt ở Hoa Kỳ.
  • Bạn phải đăng ký là sinh viên toàn thời gian tại trường.
  • Bạn cần thông thạo tiếng Anh hoặc đang theo học các khóa học nâng cao trình độ tiếng Anh (tùy vào quy định của trường)
  • Bạn phải có bằng chứng về đủ tài chính để hỗ trợ việc học tập tại Hoa Kỳ  (tùy vào quy định của trường)
  • Bạn cần có mối quan hệ với đất nước của bạn và thể hiện ý định quay trở lại sau khi học xong ở Hoa Kỳ

– Chi phí thị thực F-1

  • Lệ phí DS-160: 160$
  • Phí SEVIS I-901: 200$
  • Phí sinh trắc học: 85$
  • Các loại chi phí khác như: Dịch thuật, khám sức khỏe…

Các diện định cư mỹ

Visa F2A

Visa F2A là một loại thị thực đặc biệt cho gia đình, cho phép công dân Mỹ có thể nộp đơn thay mặt cho con cái hoặc vợ/chồng của họ. Visa F2A được thiết kế dành cho vợ/chồng và con chưa thành niên của công dân Hoa Kỳ hoặc LPR (thường trú nhân). 

– Điều kiện cấp thị thực F2A:

Để xin thị thực F2A, bạn cần đáp ứng một số điều kiện sau:

  • Ít nhất 18 tuổi 
  • Bạn cần đang sống tại Hoa Kỳ và có địa chỉ đăng ký thường trú tại đây
  • Đã có thẻ xanh
  • Thu nhập của bạn phải đạt ít nhất 125% so với FPL

– Chi phí xin thị thực F2A

  • Phí đơn I-130: 535$.
  • Chi phí xử lý mẫu DS-260: Tùy thuộc vào hồ sơ.
  • Bản khai chứng minh sự hỗ trợ: 120$.
  • Một số khoản phí khác: Phí tiêm chủng và khám bệnh, thu thập và dịch thuật tài liệu hỗ trợ…

Các diện định cư mỹ

Visa F2B

Visa F2B là loại visa định cư dành cho con cái độc thân, trên 21 tuổi của thường trú nhân Mỹ (người có thẻ xanh). Diện visa này cho phép con cái đã trưởng thành của thường trú nhân có cơ hội đoàn tụ và sinh sống lâu dài cùng gia đình tại Hoa Kỳ.

– Điều kiện:

  • Là con ruột, con nuôi hợp pháp hoặc con ghẻ (kết hôn trước 18 tuổi) của thường trú nhân Mỹ.
  • Độc thân (chưa kết hôn).
  • Trên 21 tuổi.
  • Cha/mẹ (thường trú nhân Mỹ) đáp ứng đủ điều kiện bảo lãnh tài chính.

– Chi phí:

  • Lệ phí visa: $325/người.
  • Phí xử lý hồ sơ bảo lãnh I-130: $535/người.
  • Phí khám sức khỏe và tiêm chủng: Khoảng $100-$500/người, tùy cơ sở y tế.
  • Phí dịch thuật và công chứng giấy tờ: Khoảng $50-$200, tùy số lượng giấy tờ.
  • Phí vé máy bay và chi phí sinh hoạt ban đầu tại Mỹ: Khoảng $1000-$5000/người.

Các diện định cư mỹ

Visa F3

Thị thực F3 là loại thị thực dành cho con cái của người Hoa Kỳ đã kết hôn và có gia đình. 

– Điều kiện:

Để đăng ký thị thực này, bạn cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Cha mẹ của bạn phải là công dân Hoa Kỳ, điều này có thể được chứng minh bằng giấy khai sinh hoặc giấy tờ nhận con nuôi.
  • Bạn phải trên 21 tuổi.
  • Bạn đã kết hôn, điều này cần được chứng minh bằng giấy đăng ký kết hôn.
  • Người muốn làm nhà tài trợ (người Hoa Kỳ) cũng phải đáp ứng một số yêu cầu:
  • Là công dân Hoa Kỳ.
  • Đang sống tại Mỹ với địa chỉ hợp lệ.
  • Có con ở nước ngoài và có thể chứng minh mối quan hệ với đứa trẻ bằng giấy khai sinh hoặc giấy tờ nhận con nuôi.

– Chi phí:

Các chi phí để xin thị thực F3 bao gồm:

  • Đơn xin thị thực nhập cư mẫu I-130: 535$.
  • Dịch vụ sinh trắc học: 85 USD (không áp dụng cho người dưới 14 tuổi hoặc trên 79 tuổi).
  • Mẫu I-485: $1,140 (người dưới 14 tuổi chỉ phải trả 750 USD).
  • Mẫu I-212 và Mẫu I-601: 930$/mẫu

Các diện định cư mỹ

Visa F4

Visa F4 dành cho người thân của công dân Hoa Kỳ, bao gồm vợ/chồng và con cái, có thể di cư đến Hoa Kỳ và bắt đầu cuộc sống mới cùng với người thân của họ. 

– Điều kiện:

Người bảo lãnh Visa F4 của Hoa Kỳ cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Ít nhất 18 tuổi.
  • Là công dân Mỹ.
  • Sống tại Hoa Kỳ và có địa chỉ hợp lệ.
  • Có thể chứng minh mối quan hệ anh chị em thông qua giấy khai sinh hoặc giấy tờ nhận con nuôi.

– Chi phí:

  • Chi phí xin Visa F4 bao gồm:
  • Lệ phí nộp đơn I-130: 535$ 
  • Phí xử lý đơn DS-260: 325$.
  • Phí xử lý bản khai hỗ trợ: 120$.
  • Phí nhập cư USCIS: 220$.
  • Các loại chi phí khác như: Dịch thuật, khám sức khỏe…

Các diện định cư mỹ

Visa EB-1

Thị thực EB-1 là loại thị thực dành cho người lao động, mở cánh cửa cho công dân không phải Hoa Kỳ có tài năng đặc biệt, các giáo sư và nhà nghiên cứu xuất sắc, cùng các nhà lãnh đạo hoặc giám đốc điều hành của các công ty quốc tế đến sống và làm việc lâu dài tại Mỹ.

– Yêu cầu của thị thực EB-1:

EB-1A – Dành cho những người có tài năng đặc biệt:

  • Bạn cần chứng minh được sự công nhận quốc gia hoặc quốc tế liên tục trong lĩnh vực của mình.
  • Cần cung cấp tài liệu chứng minh những thành tựu nổi bật của bạn.

EB-1B – Dành cho Giáo Sư và Nhà Nghiên Cứu xuất sắc:

  • Cần có lời mời làm việc từ một tổ chức Mỹ cho một vị trí chính thức hoặc tương đương trong ngành giáo dục đại học.
  • Phải thể hiện được sự công nhận quốc tế trong lĩnh vực học thuật cụ thể.
  • Cần ít nhất ba năm kinh nghiệm trong giảng dạy hoặc nghiên cứu.

EB-1C – Dành cho Nhà Quản Lý hoặc Giám Đốc Điều Hành đa quốc gia:

  • Cần có ít nhất một năm kinh nghiệm ở vị trí lãnh đạo tại nước ngoài trong một công ty có liên kết với công ty tại Mỹ.
  • Mục đích là tiếp tục làm việc ở Mỹ với tư cách lãnh đạo cho cùng công ty hoặc một công ty liên quan.

– Phí nộp đơn cho thị thực EB-1

Đối với người nộp đơn từ Mỹ:

  • Mẫu I-140 (Đơn xin nhập cư cho người lao động nước ngoài): Phí 700$ (thường do nhà tuyển dụng tài trợ).
  • Phí nhập cư: 220$.
  • Mẫu I-485 (đơn xin điều chỉnh tình trạng): Phí 1140$.
  • Sinh trắc học: Lệ phí 85$ 

Đối với người nộp đơn từ nước ngoài:

  • Mẫu I-140: Phí 700$ (thường do nhà tuyển dụng tài trợ).
  • Mẫu DS-260: Phí 345$.
  • Mẫu I-864: 120$.
  • Sinh trắc học: Lệ phí 85$

Các diện định cư mỹ

Visa EB-2

Thị thực EB-2 là loại thị thực dành cho người nước ngoài không phải công dân Mỹ, những người có trình độ học vấn cao hoặc kỹ năng đặc biệt. Người giữ thị thực EB-2 được coi là thường trú nhân hợp pháp tại Hoa Kỳ.

– Điều kiện cần cho thị thực EB-2:

EB-2A – Dành cho những người có bằng cấp cao:

  • Yêu cầu: Bạn cần có ít nhất một bằng đại học hoặc tương đương, cùng với 5 năm kinh nghiệm làm việc tiến bộ trong lĩnh vực của mình.
  • Tài liệu cần có: Bằng cấp từ tổ chức Mỹ hoặc quốc tế, thư giới thiệu từ nhà tuyển dụng hiện tại hoặc cũ chứng minh kinh nghiệm làm việc của bạn.
  • Lưu ý: Các bằng cấp như Thạc sĩ, Tiến sĩ, JD (bằng luật) và MD (y học) thường đủ điều kiện.

EB-2B – Dành cho những người có khả năng xuất chúng:

  • Yêu cầu: Bạn cần chứng minh khả năng vượt trội trong lĩnh vực nghệ thuật, khoa học hoặc kinh doanh.
  • Tài liệu cần có: Chứng minh 10 năm kinh nghiệm, bằng cấp, giấy phép nghề nghiệp, giải thưởng, thành viên của hiệp hội chuyên ngành, mức lương phản ánh khả năng và các bằng chứng khác về tài năng của bạn.

EB-2C – Miễn trừ lợi ích quốc gia:

  • Yêu cầu: Chứng minh rằng khả năng của bạn phục vụ lợi ích quốc gia Mỹ.
  • Tài liệu: 
  • Tương tự như EB-2B
  • Giấy tờ chứng minh về tầm quan trọng quốc gia của công việc bạn đề xuất và việc từ bỏ điều kiện lời mời làm việc sẽ có lợi cho Mỹ.

– Phí xin visa EB-2:

  • Phí Nộp Đơn I-140: 700$
  • Phí Nhập cư USCIS: 220$.
  • Phí Nộp Đơn DS-260: 325$.
  • Phí Nộp Đơn I-864: 120$ 
  • Lệ Phí Nộp Đơn I-485: 750 – 1,225$.

Các diện định cư mỹ

Visa EB-3

Thị thực EB-3 là một loại thị thực cho phép người lao động từ các quốc gia khác sống và làm việc lâu dài tại Hoa Kỳ. Thị thực này phù hợp với ba nhóm người nộp đơn:

  • Công nhân lành nghề: Những người có ít nhất 2 năm kinh nghiệm trong nghề nghiệp của họ.
  • Chuyên gia: Những người có trình độ cao và yêu cầu giấy phép hành nghề.
  • Công nhân không có tay nghề: Những người làm công việc không yêu cầu kỹ năng cao.

– Điều kiện để xin visa EB-3

  • Công nhân lành nghề
  • Cần có ít nhất 2 năm kinh nghiệm hoặc đào tạo.
  • Bằng cấp giáo dục sau trung học 
  • Làm việc trong lĩnh vực mà nước Mỹ yêu cầu (tùy vào từng thời điểm)
  • Chuyên gia
  • Phải làm công việc mà lao động Mỹ không thể đáp ứng.
  • Cần kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn (ít nhất 2 năm)
  • Cần có bằng cử nhân hoặc bằng cấp tương đương.
  • Công nhân không có tay nghề
  • Đảm nhận công việc không có người lao động Mỹ nào thực hiện được.
  • Phải làm việc không theo mùa vụ và lâu dài.

– Chi phí xin visa EB-3:

  • Lệ phí nộp đơn: $700 cho Mẫu I-140 và $2,500 cho xử lý nhanh (Mẫu I-907).
  • Chi phí khác: Có thể bao gồm tiền khám sức khỏe, tiêm chủng, phí dịch thuật hoặc phiên dịch khi phỏng vấn, tuỳ thuộc vào quốc gia bạn đang sống.

Các diện định cư mỹ

Visa EB-4

Thị thực EB4 là cơ hội vàng cho những ai muốn trải nghiệm cuộc sống đầy đủ tại Hoa Kỳ – từ du lịch, sinh sống, làm việc đến việc học tập. Đặc biệt, thị thực này chủ yếu dành cho thành viên của các tổ chức tôn giáo phi lợi nhuận tại Mỹ. 

– Điều kiện để xin visa EB-4

Người nộp đơn xin visa EB-4 phải là:

  • Các nhà hoạt động tôn giáo đã phục vụ ít nhất 2 năm trong một tổ chức tôn giáo phi lợi nhuận tại Mỹ.
  • Trẻ em vị thành niên dưới 21 tuổi, chưa kết hôn, đang sống tại Mỹ và phụ thuộc vào sự bảo trợ của tòa án vị thành niên do hoàn cảnh bị bỏ rơi hoặc khó khăn hơn.
  • Các nhà báo quốc tế làm việc cho Cơ quan Truyền thông Toàn cầu Hoa Kỳ (USAGM).
  • Cựu sĩ quan quốc tế G-4 hoặc nhân viên dân sự NATO-6 và gia đình của họ.
  • Nhân viên liên bang Mỹ làm việc ở nước ngoài và gia đình họ.
  • Nhân viên Công ty Kênh đào Panama hoặc khu vực Kênh đào Panama.
  • Một số bác sĩ và nhân viên y tế có giấy phép làm việc tại Mỹ từ ngày 9/1/1978.
  • Biên dịch viên hoặc thông dịch viên người Iraq hoặc Afghanistan phục vụ quân đội Mỹ.
  • Công dân Iraq đã làm việc cho chính phủ Mỹ ít nhất một năm và đang đối mặt với nguy cơ an ninh.
  • Công dân Afghanistan làm việc cho Mỹ hoặc ISAF.

– Chi phí xin thị thực EB4

  • Phí nộp đơn (nếu tự nộp): 435$ (sử dụng Form I-360 của USCIS).
  • Phí sinh trắc học (nếu cần): 85$.
  • Phí nhập cư USCIS: 220$.
  • Chi phí khám sức khỏe và phiên dịch cho cuộc phỏng vấn (nếu cần) có thể thay đổi tùy theo trường hợp.

Các diện định cư mỹ

Visa EB-5

Visa EB-5, hay còn gọi là thị thực đầu tư là một chương trình mà chính phủ Mỹ thiết lập từ năm 1990. Mục đích của chương trình nhằm giúp những nhà đầu tư nước ngoài có thể trở thành thường trú nhân ở Mỹ bằng cách đầu tư vào nền kinh tế Mỹ và tạo ra việc làm,.

– Điều kiện xin visa EB-5:

  • Đầu tư vào doanh nghiệp Mỹ: Bạn cần phải đầu tư một khoản tiền vào một doanh nghiệp thương mại tại Mỹ.
  • Tạo việc làm: Bạn phải có kế hoạch tạo ra ít nhất 10 việc làm toàn thời gian dành cho công dân Mỹ hoặc những người lao động có phép ở Mỹ.
  • Chứng minh nguồn gốc vốn: Bạn phải chứng minh rằng số tiền bạn đầu tư có nguồn gốc hợp pháp.

– Số tiền cần đầu tư:

  • Trong khu vực việc làm mục tiêu (TEA): Khoản đầu tư tối thiểu là 800.000 USD.
  • Ngoài khu vực TEA: Khoản đầu tư tối thiểu chuẩn là 1.050.000 USD.

Các diện định cư mỹ

Visa diện tị nạn và bảo vệ (Refugee and asylum visas)

Visa diện tị nạn và bảo vệ (Refugee and Asylum Visas) là các loại visa định cư dành cho những người rời bỏ quê hương vì lo sợ bị đàn áp hoặc gặp nguy hiểm tại quốc gia của họ do các lý do như tôn giáo, chủng tộc, quốc tịch, quan điểm chính trị, hoặc vì là thành viên của một nhóm xã hội cụ thể. Những người đủ điều kiện sẽ được phép định cư tại Hoa Kỳ với tư cách thường trú nhân, từ đó có thể xin Thẻ xanh và hưởng quyền lợi lâu dài.

– Điều kiện:

  • Người xin tị nạn hoặc bảo vệ phải chứng minh rằng họ đã hoặc sẽ phải đối mặt với sự đàn áp nghiêm trọng tại quốc gia gốc dựa trên lý do tôn giáo, chủng tộc, quốc tịch, quan điểm chính trị, hoặc là thành viên của một nhóm xã hội cụ thể.
  • Những người này không được liên quan đến các hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng hoặc phạm tội nặng.

Visa theo chương trình xổ số thẻ xanh (Diversity Visa Program)

Chương trình Xổ số Thẻ Xanh (Diversity Visa Program – DV), còn được gọi là xổ số thẻ xanh hoặc visa DV, là chương trình do chính phủ Hoa Kỳ tổ chức hàng năm nhằm cấp 55.000 visa định cư (thẻ xanh) cho những người đến từ các quốc gia có tỷ lệ nhập cư thấp vào Mỹ.

– Điều kiện:

Để đủ điều kiện tham gia chương trình xổ số thẻ xanh, bạn phải:

  • Quốc tịch: Là công dân của quốc gia đủ điều kiện tham gia chương trình. Danh sách các quốc gia đủ điều kiện được công bố hàng năm bởi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
  • Trình độ học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông (hoặc tương đương) hoặc có ít nhất hai năm kinh nghiệm làm việc trong vòng 5 năm gần nhất, trong lĩnh vực đòi hỏi ít nhất hai năm đào tạo hoặc kinh nghiệm.

– Chi phí chuẩn bị hồ sơ

  • Phí xử lý visa: Khoảng $330 cho mỗi đương đơn (tại thời điểm phỏng vấn).
  • Phí kiểm tra y tế: Chi phí có thể dao động từ $200–$500 tùy thuộc vào quốc gia và cơ sở y tế.
  • Phí cấp thẻ xanh (USCIS Immigrant Fee): $220 để cấp thẻ xanh sau khi nhập cảnh Hoa Kỳ.

Visa định cư Mỹ là gì?

Visa định cư Mỹ là loại visa cho phép người nước ngoài nhập cư vào Hoa Kỳ với mục đích sống và làm việc vĩnh viễn. Khi có visa định cư, người nhập cư có thể trở thành thường trú nhân (Permanent Resident) và nhận được Thẻ xanh (Green Card), cho phép họ sinh sống, làm việc và học tập ở Mỹ mà không bị giới hạn về thời gian. Sau một khoảng thời gian nhất định (thường là 5 năm), người thường trú có thể nộp đơn xin nhập tịch và trở thành công dân Hoa Kỳ.

Định cư Mỹ cùng Harvey Law Group

Ảnh các loại thị thực định cư mỹ 7
Công ty Luật di trú Harvey Law Group

Với hơn 30 năm kinh nghiệm, Harvey Law Group là một công ty Luật di trú hàng đầu do luật sư Jean-François Harvey thành lập vào năm 1992. Chúng tôi tự hào mang đến sự hỗ trợ toàn diện về lĩnh vực luật pháp cho các doanh nghiệp, cam kết đồng hành cùng quý khách từ quá trình thành lập công ty cho đến việc mở văn phòng đại diện và giải quyết mọi vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình đầu tư.

Đội ngũ tư vấn pháp lý chất lượng cao của chúng tôi sở hữu hơn 30 năm kinh nghiệm tư vấn đầu tư định cư và được công nhận quốc tế. Với giấy phép hành nghề tại Mỹ và Việt Nam, luật sư của Harvey Law Group sẵn sàng phục vụ khách hàng trong mọi hoạt động tư vấn pháp lý.

Hiện nay, Harvey Law Group đã mở rộng hoạt động tại 13 quốc gia trên toàn thế giới và được vinh danh bởi nhiều tổ chức uy tín với các giải thưởng danh giá trong lĩnh vực luật di trú. Với tỷ lệ thành công gần như tuyệt đối trong các chương trình định cư Mỹ, Harvey Law Group tự hào đã đóng góp vào việc xây dựng cuộc sống mới cho hàng ngàn gia đình.

Lời kết

Trên đây là các loại thị thực định cư Mỹ phổ biến nhất hiện nay mà Harvey Law Group muốn giới thiệu đến các bạn. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc muốn tư vấn chi tiết hơn về thủ tục định cư Mỹ, hãy liên hệ ngay với Harvey Law Group.

Từ khóa:

Tin liên quan:

Quý nhà đầu tư vui lòng điền theo mẫu dưới đây để được hỗ trợ tư vấn chương trình đầu tư định cư nhanh nhất:

Zalo
WhatsApp
WhatsApp
Zalo