Định cư Canada ngày càng trở thành lựa chọn hấp dẫn với nhiều người Việt nhờ vào chất lượng cuộc sống cao, môi trường làm việc tốt và chính sách nhập cư rộng mở. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chọn chương trình phù hợp với điều kiện cá nhân.
Trong bài viết này, Harvey Law Group Vietnam sẽ tổng hợp các chương trình định cư Canada phổ biến nhất năm 2025, giúp bạn hiểu rõ về điều kiện, quy trình và cách chuẩn bị hồ sơ để tăng cơ hội thành công.
Nội Dung Bài Viết
ToggleĐịnh cư Canada là gì?
Định cư Canada là quá trình công dân nước ngoài trở thành thường trú nhân của Canada thông qua các chương trình hợp pháp do chính phủ quản lý, bao gồm: Express Entry, Chương trình đề cử tỉnh bang (Provincial Nominee Program – PNP), chương trình đầu tư, hoặc bảo lãnh gia đình.
Bên cạnh con đường du học, Canada còn triển khai nhiều chính sách hỗ trợ nhằm thu hút người nước ngoài đến sinh sống và làm việc lâu dài. Chính phủ Canada coi nhập cư là chiến lược quan trọng để thu hút nhân tài, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động.
Theo Immigration, Refugees and Citizenship Canada (IRCC), quốc gia này đặt mục tiêu chào đón 395.000 người nhập cư vào năm 2025 và dự kiến giảm con số này xuống còn 365.000 người vào năm 2027.
>>> Xem thêm: Thông tin chính sách nhập cư Canada giai đoạn 2025 – 2027
Tại sao nên chọn định cư Canada?
Canada là điểm đến lý tưởng để định cư nhờ vào chính sách nhập cư rộng mở, phúc lợi xã hội toàn diện và chất lượng cuộc sống cao.
Các lĩnh vực đang thiếu hụt lao động như công nghệ thông tin, chăm sóc sức khỏe, và kỹ thuật được ưu tiên định cư, giúp người nhập cư có nhiều cơ hội việc làm và hội nhập nhanh chóng.
Bên cạnh đó, người sở hữu thẻ PR Canada được hưởng hệ thống phúc lợi xã hội Canada, bao gồm:
- Chăm sóc y tế miễn phí theo Canada Health Act
- Hỗ trợ giáo dục công lập cho trẻ em
- Trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp gia đình và lương hưu
Về chất lượng cuộc sống tại Canada, theo báo cáo US News & World Report 2023:
- Chất lượng sống toàn cầu: Hạng 6
- Quyền công dân: Hạng 2
- Hệ thống giáo dục Canada: Hạng 2
Ngoài ra, nền kinh tế Canada luôn ổn định cùng với mức độ an toàn cao và chính sách nhập cư rõ ràng, giúp người nhập cư dễ dàng hòa nhập và phát triển sự nghiệp. Quốc gia này luôn là lựa chọn hàng đầu cho những ai tìm kiếm một môi trường sống và làm việc lý tưởng. Đây là lý do vì sao Canada được đánh giá là một trong những quốc gia đáng sống nhất thế giới.
Các diện định cư Canada phổ biến nhất 2025
Hiện nay, định cư Canada có 5 diện phổ biến. Tùy thuộc vào hoàn cảnh và mục tiêu cá nhân, bạn có thể lựa chọn các diện định cư phù hợp, từ diện tay nghề, đầu tư, du học, bảo lãnh gia đình đến các chương trình Thí Điểm Mới năm 2025.
Định Cư Canada Diện Đầu Tư
Định cư Canada diện đầu tư là hình thức nhập cư dành cho những cá nhân có năng lực tài chính, kinh nghiệm quản lý và mong muốn khởi nghiệp hoặc đầu tư tại Canada để nhận thẻ thường trú nhân (PR) – Permanent Resident Card (Canada).
Các chương trình định cư Canada theo diện đầu tư bao gồm:
- Start-up Visa: Là chương trình cấp thẳng thẻ Xanh (PR) Canada cho doanh nhân có ý tưởng kinh doanh sáng tạo và tiềm năng phát triển. Phù hợp với những nhà đầu tư có kế hoạch khởi nghiệp và muốn xây dựng sự nghiệp lâu dài tại Canada.
- Chương trình doanh nhân tỉnh bang: Là chương trình được thiết kế để thu hút những nhà đầu tư có tiềm năng đến các tỉnh bang cụ thể của Canada. Mỗi tỉnh bang có chương trình riêng, yêu cầu về số vốn đầu tư, kinh nghiệm quản lý và các yếu tố khác.
Dưới đây là ví dụ bảng so sánh đầy đủ giữa chương trình định cư Start-up Visa Canada và hai con đường trong Chương trình Doanh nhân của tỉnh bang Manitoba (MPNP – Business Investor Stream):
Tiêu chí | Start-up Visa (Liên bang) | Doanh nhân Manitoba (MPNP) | |
Con đường khởi nghiệp (Entrepreneur Pathway – EP) | Con đường đầu tư trang trại (Farm Investor Pathway – FIP) |
||
Kinh nghiệm và Học vấn | – Không yêu cầu kinh nghiệm quản lý.
– Cần có ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo được tổ chức chỉ định chấp thuận. |
– Tối thiểu 3 năm kinh nghiệm làm chủ doanh nghiệp hoặc quản lý cấp cao trong 5 năm gần nhất.
– Tối thiểu tương đương bằng tốt nghiệp THPT Canada. |
– Tối thiểu 3 năm kinh nghiệm sở hữu và điều hành trang trại, có giấy tờ chứng minh. |
Trình độ ngôn ngữ | – Bằng CLB/NCLC 5 | – Bằng CLB/NCLC 5 | Có khả năng giao tiếp bằng tiếng Pháp hoặc tiếng Anh. |
Chứng minh tài chính/ Tài sản | – Yêu cầu chứng minh tài chính đủ để nuôi sống bản thân và những người phụ thuộc. | – Tối thiểu 500.000 CAD tài sản ròng. | – Tối thiểu 500.000 CAD tài sản ròng. |
Mức đầu tư yêu cầu | – Bạn không cần bỏ vốn cá nhân nhưng dự án khởi nghiệp của bạn phải nhận được một trong ba tổ chức sau đầu tư hoặc hỗ trợ:
|
– Tối thiểu 250.000 CAD nếu đầu tư vào khu vực Winnipeg.
– Tối thiểu 150.000 CAD nếu đầu tư vào khu vực ngoài Winnipeg. |
– Tối thiểu 300.000 CAD vào hoạt động nông trại tại khu vực nông thôn Manitoba. |
Yêu cầu đặc biệt | – Dự án phải được tổ chức chỉ định hỗ trợ. | – Phải trực tiếp tham gia điều hành doanh nghiệp. | – Phải có kế hoạch kinh doanh nông nghiệp khả thi.
– Phải đầu tư vào một trang trại hoạt động thực sự, không được đầu tư thụ động. |
Thời gian xử lý hồ sơ | – Khoảng 40 tháng ( khoảng hơn 3 năm).
– Có thể xin Work Permit để sang Canada trước khi nhận PR. |
– Tổng thời gian khoảng 1,5 đến 3 năm, gồm các bước:
• Đăng ký EOI → Nhận thư mời nộp hồ sơ: 1-2 tháng. • Nộp kế hoạch kinh doanh và ký thỏa thuận: 6 – 7 tháng. • Triển khai kinh doanh tại Manitoba: 6 – 20 tháng. • Đề cử tỉnh bang và nộp hồ sơ PR: 6 tháng. |
– Thời gian xử lý tương tự Entrepreneur Pathway nhưng tập trung vào xét duyệt kế hoạch nông nghiệp. |
Định cư Canada diện tay nghề
Chương trình định cư Canada diện tay nghề là một trong những lộ trình phổ biến và hiệu quả nhất để trở thành thường trú nhân Canada (PR). Hình thức này hướng đến những cá nhân có kỹ năng nghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn, và khả năng ngôn ngữ phù hợp với nhu cầu lao động của thị trường Canada.
Đây là một trong những con đường phổ biến để định cư tại Canada, không phụ thuộc vào các yếu tố như đầu tư tài chính lớn, mối quan hệ gia đình, hay thời gian học tập dài như các diện đầu tư, bảo lãnh gia đình, hay du học. Các chương trình chính trong diện tay nghề gồm có:
Nhóm Tay Nghề | Tỉnh Bang / Lĩnh Vực | Tên Chương Trình | Có yêu cầu Job Offer không? |
Đề cử tỉnh bang – Provincial Nominee Program (PNP) | Saskatchewan | Saskatchewan Immigrant Nominee Program (SINP) | Thường bắt buộc |
Ontario | Ontario Immigrant Nominee Program (OINP) | Thường bắt buộc | |
British Columbia | British Columbia Provincial Nominee Program (BC PNP) | Thường bắt buộc | |
Alberta | Alberta Advantage Immigration Program (AAIP) | Thường bắt buộc | |
Manitoba | Manitoba Provincial Nominee Program (MPNP) | Thường bắt buộc | |
Nova Scotia | Nova Scotia Nominee Program (NSNP) | Thường bắt buộc | |
New Brunswick | New Brunswick Provincial Nominee Program (NBPNP) | Thường bắt buộc | |
Newfoundland và Labrador | Newfoundland and Labrador Provincial Nominee Program (NLPNP) | Thường bắt buộc | |
Đảo Hoàng tử Edward | Prince Edward Island Provincial Nominee Program (PEI PNP) | Thường bắt buộc | |
Yukon | Yukon Nominee Program (YNP) | Bắt buộc | |
Lãnh Thổ Tây Bắc | Northwest Territories Nominee Program (NTNP) | Bắt buộc | |
Quebec (Chương trình riêng) | Quebec | Quebec Skilled Worker Program (QSWP) | Không bắt buộc |
Tỉnh bang Atlantic Canada | Vùng Đại Tây Dương | Atlantic Immigration Program (AIP) | Bắt buộc |
Liên bang (Federal Skilled) / Express Entry | Toàn quốc | Federal Skilled Worker Program (FSWP) | Không bắt buộc |
Toàn quốc | Federal Skilled Trades Program (FSTP) | Không bắt buộc | |
Toàn quốc | Canadian Experience Class (CEC) | Không bắt buộc |
Lưu ý:
- Bắt buộc: Chương trình chỉ chấp nhận ứng viên nếu họ có lời mời làm việc từ nhà tuyển dụng tại khu vực đó (ví dụ: AIP, YNP, NTNP).
- Thường bắt buộc: Đa số nhánh của chương trình yêu cầu job offer, nhưng có thể có ngoại lệ (như một số nhánh của PNP liên kết với Express Entry không yêu cầu job offer nếu đáp ứng tiêu chí khác).
- Không bắt buộc: Chương trình không đòi hỏi job offer để đủ điều kiện, nhưng có job offer sẽ tăng cơ hội (như thêm điểm CRS trong Express Entry).
Lộ trình định cư Canada qua du học
Định cư Canada qua du học là một trong những lựa chọn hiệu quả và phổ biến nhất cho sinh viên quốc tế muốn trở thành thường trú nhân Canada (PR) – Permanent Resident. Lộ trình này giúp sinh viên từng bước hội nhập vào thị trường lao động Canada, tích lũy kinh nghiệm và đủ điều kiện nộp hồ sơ định cư qua các chương trình như Express Entry hoặc Provincial Nominee Program (PNP).
Các bước cơ bản để định cư Canada qua du học như sau:
- Học tập tại Canada: Du học sinh hoàn thành chương trình học tại các trường học đủ điều kiện (Designated Learning Institutions – DLIs) để đủ điều kiện xin Post-Graduation Work Permit (PGWP).
- Xin Work Permit sau khi tốt nghiệp (PGWP): Đây là giấy phép cho phép bạn làm việc tại Canada sau khi hoàn thành chương trình học từ 8 tháng đến 3 năm (tùy thuộc vào thời gian học).
- Tích lũy kinh nghiệm làm việc: Sau khi có PGWP, bạn làm việc tại Canada để tích lũy kinh nghiệm làm việc.
- Nộp hồ sơ xin định cư: Sau khi có đủ điều kiện (kinh nghiệm làm việc và điểm số đủ cao), bạn có thể xin định cư qua chương trình Express Entry hoặc các chương trình PNP của tỉnh bang.
Ngoài ra, Chương trình thực tập Co-op Canada trong quá trình học có thể cung cấp kinh nghiệm làm việc tại Canada, hỗ trợ sinh viên đáp ứng yêu cầu xin PR qua Express Entry hoặc PNP nếu công việc đáp ứng tiêu chí về kỹ năng và lương.
Định cư Canada diện bảo lãnh gia đình
Chương trình định cư Canada diện bảo lãnh gia đình là một hình thức nhập cư do Cơ quan Di trú, Tị nạn và Quốc tịch Canada (IRCC) quản lý. Chương trình này cho phép công dân hoặc thường trú nhân Canada bảo lãnh những người thân thuộc (vợ/chồng, con cái, cha mẹ, ông bà) để đoàn tụ và sinh sống lâu dài tại Canada.
Mục tiêu của chương trình là tạo cơ hội cho công dân và thường trú nhân Canada đoàn tụ với gia đình, đồng thời thúc đẩy sự phát triển xã hội và kinh tế của quốc gia.
Dưới đây là bảng so sánh hai chương trình bảo lãnh gia đình tại Canada:
Tiêu chí | Bảo lãnh Vợ/Chồng, Bạn đời hoặc Con cái Phụ thuộc |
Bảo lãnh Cha Mẹ và Ông Bà (PGP) |
Thời gian xử lý hồ sơ | Đối với vợ/chồng sinh sống ở ngoài Quebec: 11 tháng
Đối với vợ/chồng sinh sống ở trong Quebec: 35 tháng |
Ngoài Quebec: 33 tháng.
Tại Quebec: 48 tháng. |
Điều kiện bảo lãnh | – Ít nhất 18 tuổi.
– Là công dân Canada, thường trú nhân hoặc người đăng ký theo Đạo luật Indian Canada. – Nếu là công dân Canada sống ngoài Canada, bạn phải chứng minh rằng có kế hoạch sống tại Canada khi người được bảo lãnh trở thành thường trú nhân. – Không nhận trợ cấp xã hội (trừ trường hợp khuyết tật). |
– Nhận được lời mời nộp đơn.
– Ít nhất 18 tuổi. – Là công dân Canada, thường trú nhân hoặc người đăng ký theo Đạo luật Indian Canada. – Có đủ khả năng tài chính để bảo trợ cha mẹ, ông bà theo thời gian cam kết. – Đáp ứng các yêu cầu khác theo Luật Di trú Canada. |
Chứng minh tài chính | Phải cam kết hỗ trợ tài chính cho người được bảo lãnh và đảm bảo họ không cần trợ cấp xã hội từ chính phủ. | Phải cam kết hỗ trợ tài chính và hoàn trả bất kỳ trợ cấp xã hội nào mà người được bảo lãnh nhận được trong thời gian cam kết. |
Đối tượng được bảo lãnh | – Vợ/chồng hợp pháp.
– Bạn đời sống chung ít nhất 1 năm. – Con cái phụ thuộc dưới 22 tuổi, chưa kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng. |
– Cha mẹ.
– Ông bà. |
Chỉ tiêu năm 2025 | Chưa công bố chính thức. | Chính phủ Canada không tiếp nhận đơn đăng ký mới cho PGP năm 2025, tập trung xử lý các hồ sơ từ năm 2020. |
Lệ phí | – Phí bảo lãnh: 85 CAD.
– Phí xử lý hồ sơ: 545 CAD. – Phí cấp quyền thường trú: 575 CAD. – Phí bảo lãnh con cái đi kèm: 170 CAD/người. |
– Phí bảo lãnh: 85 CAD.
– Phí xử lý hồ sơ: 545 CAD. – Phí cấp quyền thường trú: 575 CAD. |
Ưu điểm | – Thời gian xử lý nhanh chóng.
– Được ưu tiên trong hệ thống nhập cư Canada. |
– Nếu không thể nộp PGP, có thể xem xét Super Visa, cho phép cha mẹ và ông bà ở Canada tối đa 5 năm mỗi lần nhập cảnh, với tổng thời gian tối đa 10 năm. |
Định cư Canada chương trình Thí Điểm Mới năm 2025
Năm 2025, Chính phủ Canada – thông qua Cơ quan Di trú, Tị nạn và Quốc tịch Canada (IRCC) đã triển khai loạt chương trình định cư thí điểm mới nhằm thu hút người nhập cư đến các khu vực thiếu hụt lao động và đáp ứng chiến lược phát triển vùng. Dưới đây là thông tin chi tiết về các chương trình này:
Tên Chương Trình | Thời Gian Mở | Đối Tượng | Chi Tiết |
Chương trình Người chăm sóc tại nhà (HCWIP) | 31/03/2025 | – Lao động chăm sóc tại nhà ở Canada
– Người mất trạng thái hợp pháp |
Đây là chương trình cung cấp quyền thường trú cho lao động có tay nghề muốn chăm sóc trẻ em tại nhà hoặc hỗ trợ gia đình tại Canada.
– Có 2 luồng đăng ký: 1. Workers in Canada stream: Dành cho công nhân tại Canada. 2. Applicants not working in Canada stream: Dành cho người ở nước ngoài (số lượng chưa xác định). |
Chương trình Thí điểm Nhập cư Cộng đồng Nông thôn (RCIP) | 30/01/2025 | Người muốn sinh sống và làm việc tại vùng nông thôn | – Chương trình Thí điểm Nhập cư Cộng đồng Nông thôn tạo cơ hội cho lao động có tay nghề nhận quyền thường trú (PR) khi làm việc và sinh sống tại các khu vực nông thôn hoặc vùng xa xôi của Canada.
– RCIP hỗ trợ nhập cư vào 14 cộng đồng nông thôn được chỉ định, giúp bù đắp thiếu hụt lao động tại các khu vực này. – Thay thế Chương trình RNIP (Rural and Northern Immigration Pilot) đã ngừng nhận đơn vào tháng 8/2024. |
Chương trình Thí điểm Nhập cư Cộng đồng Pháp ngữ (FCIP) | 30/01/2025 | Người muốn định cư tại các cộng đồng thiểu số nói tiếng Pháp. | – Chương trình cung cấp quyền thường trú (PR) cho lao động có tay nghề muốn làm việc và định cư tại các cộng đồng thiểu số nói tiếng Pháp ở vùng nông thôn và xa xôi của Canada. |
Điều kiện xin visa định cư Canada
Định cư Canada thông qua các chương trình nhập cư yêu cầu các ứng viên đáp ứng những điều kiện cơ bản và yêu cầu riêng biệt tùy vào diện nhập cư. Các điều kiện cơ bản thường áp dụng bao gồm:
- Lý lịch tư pháp sạch: Không có tiền án tiền sự nghiêm trọng.
- Sức khỏe: Phải khám sức khỏe tại cơ sở được chỉ định bởi IRCC để chứng minh không mắc bệnh nguy hiểm hoặc gây gánh nặng cho hệ thống y tế Canada.
- Tài chính: Cần phải chứng minh tài chính định cư Canada đủ để trang trải cuộc sống ban đầu tại đây
- Hồ sơ trung thực: Cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ; khai man có thể dẫn đến bị cấm nhập cảnh 5 năm.
- Ý định định cư: Cam kết sống lâu dài tại Canada.
Bên cạnh các yêu cầu chung, mỗi diện định cư có thể có những điều kiện riêng biệt như sau:
Diện Định Cư | Chương Trình Chính | Điều Kiện Riêng |
Diện Đầu Tư | Start-Up Visa (SUV) | Ý tưởng kinh doanh sáng tạo, hỗ trợ từ tổ chức chỉ định, CLB 5, đủ tài chính sinh sống. |
PNP Entrepreneur Streams | Đầu tư 150,000-600,000 CAD (tùy tỉnh), kinh nghiệm quản lý từ 3 năm trở lên, tạo việc làm cho người Canada. | |
Tay Nghề | Express Entry – FSWP | 1 năm kinh nghiệm (NOC TEER 0,1,2,3), CLB 7, học vấn THPT trở lên. |
Express Entry – FSTP | 2 năm kinh nghiệm ngành nghề kỹ thuật, CLB 5 (nói/nghe), CLB 4 (đọc/viết). | |
Express Entry – CEC | 1 năm kinh nghiệm tại Canada (NOC TEER 0,1,2,3), CLB 7 (TEER 0/1) hoặc CLB 5 (TEER 2/3). | |
Provincial Nominee Program (PNP) | Kinh nghiệm phù hợp nhu cầu tỉnh, thường cần job offer từ nhà tuyển dụng nhưng có ngoại lệ tùy tỉnh. | |
Quebec Skilled Worker Program (QSWP) | Điểm số dựa trên tuổi, học vấn, kinh nghiệm, ngôn ngữ (tiếng Pháp là lợi thế). | |
Atlantic Immigration Program (AIP) | Job offer từ nhà tuyển dụng được chỉ định ở 4 tỉnh Atlantic. | |
Bảo Lãnh Gia Đình | Spousal/Common-law Partner Sponsorship | Người bảo lãnh là công dân hoặc thường trú nhân, có đủ thu nhập và mối quan hệ hợp pháp với người được bảo lãnh. |
Dependent Child Sponsorship | Con dưới 22 tuổi, độc thân, phụ thuộc tài chính vào người bảo lãnh đủ điều kiện. | |
Parents and Grandparents Program (PGP) | Người bảo lãnh cần có thu nhập đủ theo mức yêu cầu. | |
Lộ Trình Định Cư Qua Du Học | Study Permit -> PGWP -> CEC | – Học tại cơ sở giáo dục được chỉ định (8 tháng trở lên)
– Chứng minh có đủ tiền để trả học phí, chi phí sinh hoạt và phương tiện đi lại cho bản thân và gia đình. – ít nhất 1 năm kinh nghiệm Canada (NOC TEER 0,1,2,3), CLB 5-7 hoặc NCLC 5 -7. |
Chương Trình Thí Điểm Mới 2025 | Home Care Worker Immigration Pilots (HCWIP) | – Có lời mời làm việc như một người chăm sóc trẻ hoặc nhân viên hỗ trợ tại nhà
– Yêu cầu ngôn ngữ: CLB 4/NCLC 4 – Tối thiểu bằng THPT ở Canada hoặc tương đương – Có 6 tháng kinh nghiệm làm việc toàn thời gian trong ngành nghề có liên quan 3 năm gần nhất hoặc có chứng chỉ đào tạo có liên quan trong 2 năm gần nhất. – Được phép nhập cảnh và có kế hoạch sinh sống, làm việc tại Canada. |
Rural Community Immigration Pilot | – Có lời mời làm việc từ cộng đồng nông thôn
– Trình độ ngôn ngữ: CLB 4 – 6 tùy ngành nghề – Bằng THPT ở Canada hoặc tương đương – Có ít nhất 1 năm kinh nghiệm làm việc trong 3 năm gần nhất. – Chứng minh có đủ tiền để trang trải cuộc sống cho bản thân và gia đình. |
|
Francophone Community Immigration Pilot | – Job offer tại cộng đồng Pháp ngữ
– Tối thiểu CLB 5 để tham gia chương trình – Bằng THPT ở Canada hoặc tương đương – Có ít nhất 1 năm kinh nghiệm làm việc trong 3 năm gần nhất. – Chứng minh có đủ tiền để trang trải cuộc sống cho bản thân và gia đình. |
Quy trình nộp hồ sơ định cư Canada
Quy trình nộp hồ sơ định cư Canada có thể khác nhau tùy thuộc vào diện định cư (tay nghề, đầu tư, bảo lãnh gia đình, du học, hay chương trình thí điểm) nhưng dưới đây là quy trình chung áp dụng cho hầu hết các diện:
Bước 1: Xác định diện định cư phù hợp
Xem xét điều kiện cá nhân (kinh nghiệm, học vấn, ngôn ngữ, tài chính, job offer, mối quan hệ gia đình) để chọn diện:
- Tay nghề: Express Entry, Provincial Nominee Program (PNP), Quebec Skilled Worker Program (QSWP), Atlantic Immigration Program (AIP).
- Đầu tư: Start-Up Visa, PNP Entrepreneur.
- Bảo lãnh gia đình: Spousal Sponsorship, Parents and Grandparents Program (PGP).
- Du học: Study Permit → Post-Graduation Work Permit (PGWP) → Canadian Experience Class (CEC).
- Chương trình thí điểm 2025: Home Care Worker Immigration Pilots (HCWIP), Rural Community Immigration Pilot, Francophone Community Immigration Pilot.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ
Các giấy tờ cơ bản bạn cần chuẩn bị bao gồm:
- Hộ chiếu còn hạn.
- Kết quả thi ngôn ngữ (IELTS, TEF, v.v.) nếu yêu cầu.
- Bằng cấp học vấn (phải thẩm định qua ECA – Educational Credential Assessment).
- Giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc (thư từ nhà tuyển dụng, hợp đồng lao động).
- Lý lịch tư pháp (police certificate) từ các quốc gia bạn đã sinh sống trên 6 tháng.
- Chứng minh tài chính (sao kê ngân hàng, giấy tờ tài sản nếu cần).
- Giấy tờ bổ sung tùy vào diện:
- Job offer (nếu bắt buộc).
- Thư hỗ trợ từ tổ chức chỉ định (Start-Up Visa).
- Giấy tờ chứng minh quan hệ (bảo lãnh gia đình).
- Thư mời nhập học (du học).
Bước 3: Nộp hồ sơ
Tùy thuộc vào diện định cư, hồ sơ có thể nộp qua các phương thức sau:
- Trực tuyến: Qua cổng IRCC (MyCIC hoặc PR Portal) – phổ biến cho các chương trình Express Entry, PNP, AIP, bảo lãnh gia đình.
- Trên giấy: Gửi qua bưu điện đến IRCC hoặc tỉnh bang (ít phổ biến hơn, áp dụng cho QSWP hoặc một số PNP).
Bước 4: Chờ xử lý và bổ sung (nếu cần)
Thời gian xử lý (ước tính 2025):
- Express Entry: 6-12 tháng.
- PNP: 12-18 tháng.
- QSWP: 15-24 tháng.
- Bảo lãnh gia đình: 11-35 tháng.
- Thí điểm: ước tính 6-12 tháng (tùy chương trình).
IRCC có thể yêu cầu bổ sung giấy tờ (qua email hoặc tài khoản online).
Bước 5: Khám sức khỏe và kiểm tra lý lịch
Sau khi hồ sơ được duyệt sơ bộ, bạn nhận thư yêu cầu:
- Khám sức khỏe: Tại cơ sở được IRCC chỉ định.
- Kiểm tra lý lịch: IRCC tự kiểm tra dựa trên thông tin bạn cung cấp.
Bước 6: Nhận kết quả
Nếu được chấp thuận:
- Nhận Confirmation of Permanent Residence (COPR) và visa nhập cảnh (nếu cần).
- Đặt lịch đến Canada để kích hoạt PR.
Nếu bị từ chối: Nhận thư giải thích, có thể kháng cáo hoặc nộp lại.
Bước 7: Đến Canada và hoàn tất định cư
- Mang COPR và giấy tờ cá nhân đến cửa khẩu Canada.
- Nhận thẻ PR trong vòng 1-2 tháng sau khi đến.
Lưu ý cụ thể theo từng diện
- Diện tay nghề
- Express Entry: Hồ sơ trực tuyến, chờ thư mời chính thức từ Canada.
- PNP (Đề cử tỉnh bang): Gửi hồ sơ cho tỉnh bang trước, được tỉnh chọn thì mới nộp lên chính phủ Canada.
- AIP (Đại Tây Dương): Nhà tuyển dụng làm kế hoạch hỗ trợ bạn định cư, nộp cùng hồ sơ của bạn.
- Diện đầu tư
- Start-Up Visa: Xin thư ủng hộ từ một tổ chức được công nhận trước, sau đó nộp hồ sơ cho chính phủ Canada.
- PNP Entrepreneur (Kinh doanh tỉnh bang): Gửi kế hoạch kinh doanh cho tỉnh, ký cam kết với tỉnh, rồi xin định cư.
- Diện bảo lãnh gia đình
- Bảo lãnh: Người thân ở Canada nộp đơn trước, sau đó bạn bổ sung giấy tờ của mình.
- Cha mẹ/ông bà (PGP): Năm 2025 không nhận đơn định cư, chỉ cấp visa tạm thời (Super Visa).
- Lộ trình du học
- Du học rồi định cư: Xin visa du học trước, học xong xin giấy phép làm việc, làm đủ kinh nghiệm rồi nộp đơn định cư qua chương trình tay nghề.
- Chương trình thí điểm 2025
- Home Care Worker Immigration Pilots (HCWIP): Lời mời làm việc từ cơ sở chăm sóc, được cấp định cư khi đến Canada.
- Rural/Francophone (Nông thôn/Pháp ngữ): Nhà tuyển dụng hoặc cộng đồng hỗ trợ làm hồ sơ, sau đó nộp lên chính phủ Canada.
Chi phí định cư Canada
Chi phí định cư Canada là mối quan tâm hàng đầu của nhiều người khi tìm hiểu về quá trình nhập cư. Dưới đây là những khoản chi phí quan trọng bạn cần biết.
Chi phí hồ sơ định cư Canada
Chi phí hồ sơ cho chương trình định cư Canada sẽ bao gồm các khoản phí sau:
Phí xử lý hồ sơ (Application Processing Fee):
- Express Entry (FSWP, FSTP, CEC), PNP, AIP, Rural or francophone community immigration pilots: 950 CAD/người lớn, 260 CAD/trẻ em.
- Bảo lãnh gia đình: 545 CAD/người lớn + 85 CAD phí bảo lãnh, 175 CAD/trẻ em.
- Start-Up Visa: Phí xử lý 1.810 CAD/người lớn, 260 CAD/trẻ em, chưa kể chi phí xin thư hỗ trợ từ tổ chức chỉ định.
- Du học → CEC: Study Permit 150 CAD, học phí 15,000-35,000 CAD/năm, sau đó phí Express Entry như trên.
Phí quyền thường trú (Right of Permanent Residence Fee – RPRF):
- 575 CAD/người lớn (miễn phí cho trẻ em phụ thuộc).
- Ghi chú: Chỉ nộp khi hồ sơ được chấp thuận, được hoàn lại nếu rút đơn sau đó.
Phí bổ sung (không bắt buộc nhưng thường cần):
- Sinh trắc học: 85 CAD/người.
- Khám sức khỏe: 250-400 CAD/người (tùy cơ sở y tế được chỉ định).
- Thẩm định bằng cấp (ECA): 200-350 CAD/người (diện tay nghề).
- Thi ngôn ngữ (IELTS/TEF): 300-450 CAD/người.
Chi phí sinh hoạt khi đến Canada
Chi phí sinh hoạt tại Canada phụ thuộc vào tỉnh bang, thành phố và lối sống. Dưới đây là mức trung bình mà bạn có thể dự kiến:
- Phí thuê nhà:
- 1,000-1,500 CAD (ngoại ô), 2,500-3,500 CAD (thành phố lớn như Toronto/Vancouver).
- Phí ăn uống:
- 500-1,000 CAD/tháng (bao gồm thực phẩm nấu tại nhà và nhu yếu phẩm; ăn ngoài sẽ cao hơn).
- Phí đi lại:
- 100-500 CAD/tháng (xe buýt công cộng ~100-150 CAD/tháng; xe cá nhân cộng xăng dầu, bảo hiểm ~300-500 CAD).
- Phí học tập (nếu có):
- Trẻ em trường công: miễn phí; Người lớn học kỹ năng/tiếng Anh: 1,000-5,000 CAD/khóa; Du học: 15,000-35,000 CAD/năm.
Một số câu hỏi thường gặp về định cư Canada
Định cư Canada dễ hay khó?
Việc định cư Canada có thể dễ dàng hoặc khó khăn tùy thuộc vào sự chuẩn bị kỹ lưỡng của bạn. Nếu bạn nắm rõ điều kiện các chương trình định cư như Express Entry, Provincial Nominee Program (PNP),… và có sự chuẩn bị tốt về hồ sơ, tài chính, và kế hoạch định cư dài hạn, bạn sẽ có cơ hội thành công cao.
Các yếu tố như độ tuổi, kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn và khả năng tài chính là những yếu tố quan trọng để chọn chương trình phù hợp.
Không có bằng IELTS có thể định cư Canada không?
Bạn vẫn có thể định cư Canada mà không cần IELTS. Tuy nhiên, hầu hết các chương trình định cư yêu cầu ngôn ngữ là một yếu tố quan trọng để xác nhận khả năng hòa nhập vào thị trường lao động và cộng đồng tại Canada.
Các chương trình như Express Entry hay PNP yêu cầu chứng chỉ ngôn ngữ, nhưng cũng có một số chương trình không yêu cầu IELTS hoặc TEF (ngôn ngữ Pháp). Tuy nhiên, nếu bạn có kỹ năng ngôn ngữ tốt, bạn sẽ có lợi thế trong việc tìm kiếm việc làm và hòa nhập cộng đồng tại Canada.
>>> Tham khảo: Định cư Canada không cần IELTs có được không?
Định cư Canada theo diện nào dễ nhất?
Bảo lãnh gia đình là một trong những diện định cư dễ và nhanh nhất, đặc biệt nếu bạn có người thân là công dân hoặc thường trú nhân Canada sẵn sàng bảo lãnh. Chương trình này cho phép vợ/chồng, con cái, cha mẹ hoặc ông bà của công dân hoặc thường trú nhân Canada nhập cư với thủ tục đơn giản hơn nhiều so với các diện khác.
Thời gian xử lý hồ sơ định cư Canada mất bao lâu?
Thời gian xử lý hồ sơ xin thường trú nhân Canada tùy thuộc vào từng chương trình:
- Chương trình Đề cử Tỉnh bang (PNP) liên kết Express Entry: Khoảng 6 – 8 tháng.
- Chương trình Đề cử Tỉnh bang (PNP) thông thường: Khoảng 12 – 18 tháng.
Thời gian có thể thay đổi tùy vào từng trường hợp và quy trình xét duyệt của chính phủ Canada.
Ngành nghề nào dễ định cư tại Canada?
Những ngành nghề có nhu cầu cao và dễ định cư tại Canada bao gồm:
- Công nghệ thông tin (IT).
- Y tế (bác sĩ, y tá, dược sĩ).
- Kỹ thuật (xây dựng, cơ khí, điện).
- Nhà hàng – khách sạn.
- Nông nghiệp.
Làm việc trong các lĩnh vực này sẽ giúp bạn có lợi thế khi xin định cư tại Canada.
Bang nào ở Canada dễ định cư nhất?
Một số tỉnh bang ở Canada dễ định cư sẽ có chính sách định cư thuận lợi và yêu cầu xét duyệt linh hoạt, bao gồm:
- Québec
- Manitoba
- Nova Scotia
- Saskatchewan
- Alberta
- Các tỉnh Atlantic Canada qua AIP (Atlantic Immigration Program).
Các tỉnh này có các chương trình hỗ trợ người nhập cư, đặc biệt là cho lao động tay nghề cao. Tuy nhiên, các yêu cầu có thể thay đổi tùy theo chương trình cụ thể.
Tư vấn đầu tư định cư Canada cùng Harvey Law Group Vietnam
Để được tư vấn thủ tục định cư Canada, hãy liên hệ với Harvey Law Group Vietnam (HLG). Với nhiều năm kinh nghiệm, Harvey Law Group Vietnam chuyên cung cấp hỗ trợ pháp lý toàn diện cho doanh nghiệp – từ việc thành lập công ty, mở văn phòng đại diện cho đến xử lý các vấn đề pháp lý phát sinh trong kinh doanh.
Harvey Law Group Vietnam tự hào sở hữu đội ngũ luật sư danh tiếng, được quốc tế công nhận về chuyên môn và uy tín thông qua các giải thưởng danh giá trong ngành luật di trú.
Với quy trình làm việc rõ ràng và minh bạch, HLG đã tạo dựng được sự tin tưởng mạnh mẽ từ phía khách hàng. HLG tự hào đã hỗ trợ thành công cho hàng ngàn gia đình trên hành trình bắt đầu cuộc sống mới, với tỷ lệ thành công đạt 100% trong các chương trình tại Mỹ và Canada.
Nếu bạn đang quan tâm về con đường định cư Canada nhanh chóng, dễ dàng nhất, hãy liên hệ ngay với Harvey Law Group Vietnam hoặc Hotline 091.444.1016.