Trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc định cư tại một quốc gia phát triển như Hoa Kỳ không chỉ là ước mơ của nhiều người mà còn là bước ngoặt quan trọng, mở ra cơ hội nghề nghiệp và cuộc sống mới.
Định cư Mỹ diện tay nghề là một con đường được nhiều chuyên gia và nhà khoa học lựa chọn, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và hiểu biết sâu rộng về quy trình phức tạp này. Bài viết sau đây, Harvey Law Group sẽ giúp bạn hiểu rõ định cư Mỹ diện tay nghề là gì, các loại visa diện tay nghề và quy trình nộp đơn nhé
Nội Dung Bài Viết
ToggleĐịnh cư Mỹ diện tay nghề là gì?
Định cư Mỹ theo diện tay nghề là một phần của chương trình nhập cư dựa trên công việc, được thiết kế để thu hút những lao động có kỹ năng chuyên môn cao, trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc chuyên nghiệp từ khắp nơi trên thế giới.
Mục tiêu của chương trình này là để tăng cường nền kinh tế của Hoa Kỳ bằng cách lấp đầy các vị trí việc làm trong những lĩnh vực mà nước này thiếu hụt lao động có kỹ năng. Hàng năm, khoảng 140.000 visa theo diện việc làm được Sở Nhập tịch và Di trú Mỹ (USCIS) trao cho người lao động di trú.
Các loại visa Mỹ diện tay nghề
Có nhiều loại visa diện tay nghề bao gồm:
Loại visa | Yêu cầu |
EB-1 | Dành cho người lao động ưu tiên có khả năng đặc biệt, giáo sư hoặc nhà nghiên cứu xuất sắc, hoặc một số giám đốc điều hành hoặc quản lý đa quốc gia. |
EB-2 | Dành cho những lao động nước ngoài có trình độ cao hoặc có khả năng đặc biệt di dân vì lợi ích quốc gia:
Trong đó dạng visa EB-2 NIW được đánh giá là nên tham gia nhất hiện nay. |
EB-3 | Dành cho lao động có kỹ năng, chuyên gia, hoặc lao động khác |
EB-4 | Dành cho các “diện di dân đặc biệt” bao gồm: Những người lao động tôn giáo, trẻ em di dân đặc biệt, một số nhà báo, những người đã nghỉ hưu từ tổ chức quốc tế G-4 hoặc nhân viên dân sự NATO-6 và gia đình họ, một số nhân viên của chính phủ Mỹ đang làm việc ở nước ngoài và gia đình họ,… |
Chương trình định cư Mỹ diện tay nghề có ưu và nhược điểm gì?
Ưu điểm
Chương trình định cư Mỹ diện tay nghề mang lại nhiều ưu điểm cho người lao động quốc tế bao gồm:
- Được làm việc cho các tập đoàn hàng đầu thế giới: Khi tham gia chương trình này, bạn sẽ có cơ hội làm việc với các tập đoàn lớn hàng đầu như: Google, Facebook, Amazon,.. và được nhà tuyển dụng tại Mỹ bảo lãnh, đồng thời cung cấp công việc ngay sau khi đến Mỹ, đồng thời có cơ hội làm việc trong các lĩnh vực đa dạng và phát triển như: Công nghệ, y tế, giáo dục, nông nghiệp, du lịch,… Bạn sẽ được học hỏi kinh nghiệm và kỹ năng từ những chuyên gia hàng đầu trong ngành và nâng cao năng lực của mình.
- Được hưởng mức lương trung bình cao: Theo thống kê của Bộ Lao động Mỹ, mức lương trung bình của người lao động nhập cư diện lao động vào năm 2023 là 54.000 USD/năm, cao hơn nhiều so với mức lương trung bình của người lao động tại Việt Nam. Bạn cũng sẽ được hưởng các quyền lợi theo hợp đồng lao động như: Bảo hiểm y tế, hưu trí, nghỉ phép,…
- Được thành thường trú nhân và nhận thẻ xanh của Mỹ: Sau khi hoàn thành các thủ tục pháp lý, bạn và gia đình của bạn (vợ/chồng và con dưới 21 tuổi chưa kết hôn) sẽ được cấp thẻ xanh, cho phép bạn làm việc, học tập, đi lại không giới hạn tại Mỹ. Bạn cũng sẽ được hưởng nhiều quyền lợi tương tự công dân Mỹ như: Quyền sở hữu tài sản, quyền xin học bổng,..
- Đóng góp vào thị trường lao động Mỹ: Người lao động có tay nghề cao từ nước ngoài có thể đóng góp kỹ năng và kiến thức chuyên môn vào các ngành công nghiệp quan trọng của Mỹ, giúp nâng cao sức cạnh tranh và đổi mới trong nền kinh tế.
- Quy trình pháp lý rõ ràng: Chương trình định cư diện tay nghề có quy trình xin thị thực và định cư rõ ràng, minh bạch, giúp ứng viên dễ dàng theo dõi tiến trình và chuẩn bị các yêu cầu cần thiết.
- Hỗ trợ từ nhà tuyển dụng: Trong nhiều trường hợp, nhà tuyển dụng ở Mỹ sẵn lòng hỗ trợ quá trình xin visa và định cư cho nhân viên tay nghề cao của mình, bao gồm cả việc tài trợ phí pháp lý và hỗ trợ trong quá trình hòa nhập.
Nhược điểm
Chương trình định cư Mỹ diện tay nghề tuy có nhiều ưu điểm thu hút người lao động, nhưng vẫn tồn tại một số nhược điểm cần cân nhắc:
- Quy trình xin visa phức tạp và tốn kém: Việc chuẩn bị hồ sơ đòi hỏi một lượng lớn giấy tờ, bằng chứng về kỹ năng và tay nghề, cũng như các loại phí pháp lý và xử lý hồ sơ không hề nhỏ, điều này có thể tạo thành một gánh nặng tài chính và thời gian đáng kể cho ứng viên.
- Thời gian chờ đợi dài: Thời gian chờ đợi để xử lý hồ sơ có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm, tùy thuộc vào loại visa và số lượng đơn xin visa tại thời điểm đó. Sự chờ đợi không chỉ gây ra sự bất tiện mà còn tạo ra sự không chắc chắn và căng thẳng cho người xin định cư và gia đình họ.
- Yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ năng và kinh nghiệm làm việc: Chương trình cũng đặt ra các yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ năng và kinh nghiệm làm việc, điều này có thể loại bỏ một số ứng viên không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn đó. Điều này đặc biệt khó khăn đối với những người lao động trẻ tuổi hoặc những người có kỹ năng chuyên môn hẹp, mà thị trường lao động Mỹ có thể không có nhu cầu cao.
- Thách thức về việc hòa nhập vào xã hội và thị trường lao động Mỹ: Người định cư theo diện tay nghề cũng phải đối mặt với thách thức về việc hòa nhập vào xã hội và thị trường lao động Mỹ. Việc tìm kiếm công việc phù hợp, xây dựng mạng lưới xã hội và thích nghi với văn hóa mới có thể là những rào cản không nhỏ, đặc biệt là đối với những người không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về ngôn ngữ và văn hóa.
Quy trình nộp đơn định cư Mỹ diện tay nghề như thế nào?
Quy trình định cư ở Mỹ theo diện tay nghề là một hành trình phức tạp và chi tiết, đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về các quy định và thủ tục pháp lý. Dưới đây là một cái nhìn tổng quan về quy trình này, từ bước đầu tiên cho đến khi nhận được thẻ xanh (Green Card), cho phép người lao động tay nghề và gia đình của họ định cư lâu dài tại Hoa Kỳ.
Bước 1: Xác định loại Visa phù hợp
Trước hết, bạn cần xác định loại visa dành cho người lao động tay nghề mà bạn đủ điều kiện và quan tâm. Như đã nói ở trên, có nhiều loại visa dựa trên công việc bao gồm: EB-1, EB-2, EB-3, EB-4.
Để xác định loại Visa phù hợp, bạn cần phải cân nhắc khả năng phù hợp của mình như: Trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc và lĩnh vực tay nghề.
Bước 2: Ứng tuyển vào công ty tại Mỹ
Sau khi đã xác định được loại Visa phù hợp, bước tiếp theo trong quy trình định cư Mỹ diện tay nghề là ứng tuyển vào một công ty tại Mỹ. Đây là giai đoạn quan trọng, nơi bạn cần chứng minh năng lực và kỹ năng chuyên môn của mình để thu hút nhà tuyển dụng. Công ty tại Mỹ sẽ là người bảo lãnh cho bạn trong quá trình xin Visa và định cư.
Để xác định xem một công ty có uy tín hay không, bạn có thể thực hiện các bước dưới đây:
- Tìm kiếm trực tuyến: Tra cứu tên, website và thông tin liên hệ của công ty. Một công ty hợp pháp nên có một trang web chuyên nghiệp, thông tin liên lạc chi tiết như: Gmail, số điện thoại, địa chỉ,… và thông tin về các sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.
- Kiểm tra cơ sở dữ liệu chính thức: Sử dụng các tài nguyên như Văn phòng kinh doanh tốt hơn (BBB), Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) hoặc cơ quan đăng ký kinh doanh của tiểu bang của bạn để xác nhận tính hợp pháp của công ty.
- Liên hệ với họ: Liên hệ với công ty thông qua thông tin liên hệ chính thức của họ. Các công ty hợp pháp sẽ trả lời các câu hỏi kịp thời và chuyên nghiệp.
- Đọc đánh giá: Tìm kiếm các đánh giá và lời chứng thực của khách hàng để đánh giá danh tiếng và tính xác thực của công ty.
- Xác minh địa chỉ doanh nghiệp: Sử dụng Google Maps để kiểm tra xem địa chỉ của công ty có thật hay không. Bạn hãy thận trọng nếu địa chỉ có vẻ đáng ngờ hoặc không tồn tại.
- Sự xuất hiện trên phương tiện truyền thông xã hội: Các công ty hợp pháp thường có hồ sơ truyền thông xã hội hoạt động và được duy trì tốt. Bạn hãy kiểm tra xem công ty có tương tác với khách hàng và đăng bài thường xuyên hay không.
Để bắt đầu, bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ ứng tuyển chuyên nghiệp bao gồm: CV, thư giới thiệu và các tài liệu chứng minh kinh nghiệm làm việc và trình độ chuyên môn.
Bạn hãy chắc chắn rằng hồ sơ của bạn nổi bật và phản ánh đúng trình độ cũng như kinh nghiệm làm việc của bạn. Ngoài ra, việc nắm vững thông tin về công ty và vị trí bạn ứng tuyển cũng rất cần thiết để có thể thuyết phục nhà tuyển dụng trong quá trình phỏng vấn.
Bước 3: Nộp đơn xin giấy phép lao động (Labor Certification) lên Sở lao động Mỹ
Đây là bước quan trọng nhất trong quy trình định cư Mỹ diện tay nghề. Giấy chứng nhận lao động (LC) là bằng chứng cho thấy bạn có đủ trình độ và kinh nghiệm để làm việc tại Hoa Kỳ và việc tuyển dụng bạn sẽ không ảnh hưởng đến thị trường lao động Mỹ.
Quá trình xin giấy chứng nhận lao động (LC) là trách nhiệm của nhà tuyển dụng. Họ cần nộp đơn xin LC đến Bộ Lao động Mỹ (DOL). DOL sẽ đánh giá xem việc thuê mướn lao động nước ngoài có thực sự cần thiết cho doanh nghiệp và liệu nó có ảnh hưởng đến thị trường lao động trong nước và mức lương của các vị trí tương tự hay không.
Vì vậy, để nộp đơn LC, công ty bảo lãnh của bạn tại Mỹ sẽ cần thực hiện một số thủ tục như sau:
- Quảng cáo vị trí việc làm: Công ty cần đăng quảng cáo vị trí việc làm trên các phương tiện truyền thông để chứng minh rằng họ đã cố gắng tìm kiếm ứng viên trong nước nhưng không thành công.
- Nộp đơn LC: Sau khi quảng cáo và không tìm được ứng viên phù hợp, công ty sẽ nộp đơn LC lên Sở Lao động Mỹ. Đơn này bao gồm: Thông tin về công ty, vị trí việc làm và thông tin về ứng viên nước ngoài.
- Chờ đợi phê duyệt: Sở Lao động Mỹ sẽ xem xét đơn LC và quyết định có cấp phép hay không. Quá trình này có thể mất từ 3 đến 12 tháng.
Nếu hồ sơ được chấp thuận, bạn sẽ nhận được Giấy chứng nhận lao động và có giá trị 180 ngày.
Bước 4: Nộp đơn I-140 lên Sở di trú Mỹ (USCIS)
Bước tiếp theo sau khi có giấy phép lao động (LC) là nộp đơn I-140, hay còn gọi là Immigrant Petition for Alien Worker, lên Sở di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS). Đơn I-140 là bước quan trọng để xác nhận nhu cầu của nhà tuyển dụng Mỹ đối với người lao động nước ngoài và là cơ sở để USCIS cấp visa nhập cư.
Trong đơn I-140, nhà tuyển dụng cần cung cấp thông tin chi tiết về công ty, vị trí việc làm, và khả năng tài chính của công ty để hỗ trợ người lao động. Các thông tin cần thiết bao gồm:
- Thông tin công ty: Tên, địa chỉ, số điện thoại và thông tin liên lạc.
- Mô tả công việc: Yêu cầu công việc, mô tả nhiệm vụ và lợi ích dành cho người lao động.
- Bằng chứng tài chính: Báo cáo tài chính, hợp đồng kinh doanh, hoặc chứng chỉ ngân hàng để chứng minh khả năng tài chính của công ty.
Ngoài ra, nhà tuyển dụng cần chứng minh rằng họ đã cố gắng tìm kiếm lao động trong nước nhưng không thành công, và người lao động nước ngoài là ứng viên phù hợp nhất cho vị trí đó. Đơn I-140 cũng phải kèm theo giấy chứng nhận lao động đã được phê duyệt và lệ phí nộp đơn là $700. Thời gian xử lý hồ sơ I-140 của USCIS không quá 3 tháng.
Bước 5: Nộp đơn xin visa định cư Mỹ tới Trung Tâm Thị thực Quốc Gia Mỹ (National Visa Center)
Khi đơn I-140 của bạn đã được Sở di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) chấp thuận, hồ sơ của bạn sẽ được chuyển đến Trung Tâm Thị thực Quốc Gia Mỹ (NVC). Tại đây, NVC gửi thông báo cho ứng viên và công ty bảo lãnh về việc nhận hồ sơ và cung cấp số hồ sơ (case number) cùng hướng dẫn tiếp theo.
Ứng viên sau đó cần hoàn thành và nộp DS-260 – Là Đơn xin Visa Di cư Điện tử. Đơn DS-260 yêu cầu thông tin chi tiết về lịch sử cá nhân, lịch sử lao động, thông tin gia đình và các vấn đề an ninh hoặc y tế có thể ảnh hưởng đến việc xin visa.
Bên cạnh đó, ứng viên cần chuẩn bị và nộp một tập hồ sơ tài liệu hỗ trợ bao gồm:
- Ảnh 2×2 (Bạn có thể tham khảo các yêu cầu tại đây).
- Bằng chứng về quan hệ lao động với công ty bảo lãnh.
- Giấy chứng nhận tài chính (Affidavit of Support) từ người bảo lãnh.
- Bản sao hộ chiếu.
- Giấy khai sinh.
- Giấy chứng nhận hôn nhân (nếu có).
- Kết quả khám sức khỏe.
- Các tài liệu khác theo yêu cầu của NVC.
Bước 6: Phỏng vấn xin visa tại đại sứ quán Mỹ
Phỏng vấn visa là bước cuối cùng và cũng là một trong những bước quan trọng nhất trong quy trình xin visa định cư Mỹ. Đây là cơ hội để bạn chứng minh tính xác thực của hồ sơ và kế hoạch định cư của mình trước cán bộ lãnh sự.
Trước buổi phỏng vấn, ứng viên cần chuẩn bị kỹ lưỡng, đảm bảo rằng họ có đầy đủ tất cả tài liệu cần thiết, bao gồm nhưng không giới hạn ở:
- Hộ chiếu hợp lệ.
- Ảnh hồ sơ theo đúng quy định.
- Giấy chứng nhận khám sức khỏe.
- Bản sao quyết định chấp thuận I-140.
- Giấy chứng nhận tài chính từ người bảo lãnh.
- Bất kỳ tài liệu hỗ trợ nào khác đã được yêu cầu hoặc có thể hỗ trợ cho đơn xin visa của họ.
Ứng viên cũng cần chuẩn bị sẵn sàng để trả lời các câu hỏi về mục đích của việc định cư tại Mỹ, về công việc mà họ sẽ làm và về mối quan hệ với công ty bảo lãnh họ, đồng thời trả lời các câu hỏi về lý do ứng viên muốn định cư tại Mỹ, về quá trình tuyển dụng và công việc mà họ sẽ tham gia, cũng như về quan hệ của họ với người bảo lãnh và gia đình (nếu có).
Tham khảo: Phỏng vấn định cư Mỹ mới nhất
Ngoài ra, ứng viên có thể tìm kiếm kinh nghiệm phỏng vấn định cư Mỹ từ những người đã phỏng vấn thành công trước đó để chuẩn bị tốt hơn cho cuộc phỏng vấn.
Mục tiêu của cuộc phỏng vấn là để xác minh tính xác thực của thông tin được cung cấp trong hồ sơ và đảm bảo rằng ứng viên đáp ứng tất cả yêu cầu của luật di trú Mỹ.
Sau buổi phỏng vấn, nếu visa được chấp thuận, ứng viên sẽ nhận được hướng dẫn về cách và thời gian nhận visa. Trong trường hợp visa không được chấp thuận, ứng viên sẽ được thông báo về lý do và về các bước tiếp theo có thể thực hiện (nếu có).
Định cư Mỹ cùng Harvey Law Group
Harvey Law Group là một Công ty Luật di trú hàng đầu được thành lập bởi luật sư Jean-François Harvey vào năm 1992. Chúng tôi mang đến sự hỗ trợ toàn diện về luật pháp cho các doanh nghiệp, cam kết đồng hành cùng quý khách hàng từ quá trình thành lập công ty cho đến việc mở văn phòng đại diện và xử lý mọi vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình kinh doanh.
Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn đầu tư định cư, Harvey Law Group tự hào sở hữu một đội ngũ tư vấn pháp lý chất lượng cao, gồm những luật sư danh tiếng được công nhận quốc tế. Đội ngũ luật sư của Harvey Law Group sở hữu giấy phép hành nghề tại Mỹ và Việt Nam, sẵn sàng phục vụ khách hàng trong các hoạt động tư vấn pháp lý.
Hiện nay, Harvey Law Group đã mở rộng hoạt động tại 13 quốc gia trên toàn thế giới và được nhiều tổ chức uy tín vinh danh với những giải thưởng danh giá trong lĩnh vực luật di trú. Với tỷ lệ thành công gần như tuyệt đối trong các chương trình định cư tại Mỹ, Harvey Law Group tự hào đã góp phần xây dựng cuộc sống mới cho hàng ngàn gia đình.
Định cư Mỹ diện tay nghề là một lựa chọn đầy hứa hẹn cho những ai mong muốn tìm kiếm cơ hội phát triển sự nghiệp và cuộc sống tại quốc gia này. Qua bài viết, chúng ta đã cùng nhau khám phá những thông tin cơ bản, lợi ích, cũng như các bước thực hiện cần thiết để tiến gần hơn với giấc mơ Mỹ. Harvey Law Group mong rằng những thông tin được chia sẻ sẽ là nguồn cảm hứng và hỗ trợ quý báu cho bạn trên hành trình định cư Mỹ diện tay nghề, mở ra những cánh cửa mới và tạo dựng cuộc sống mơ ước.
Là luật sư của HLG có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh, Selina phụ trách phân tích vụ việc, thẩm định và tất cả các vấn đề pháp lý liên quan đến hồ sơ của khách hàng.