Để chuyển từ thẻ xanh có điều kiện sang thẻ xanh vĩnh viễn, nhà đầu tư EB-5 bắt buộc phải nộp đơn I-829 đúng hạn và đầy đủ hồ sơ. Nếu không, nguy cơ mất quyền thường trú là rất cao. Nhưng đơn I-829 là gì? Tìm hiểu bài viết dưới đây của Harvey Law Group để có lời giải đáp.
Nội Dung Bài Viết
ToggleĐơn I-829 là gì?
Đơn I-829 là thủ tục pháp lý bắt buộc để nhà đầu tư EB-5 chuyển từ thẻ xanh 2 năm (thẻ xanh có điều kiện) sang thẻ xanh vĩnh viễn. Đơn phải nộp trong 90 ngày trước khi thẻ xanh có điều kiện hết hạn và yêu cầu nhà đầu tư chứng minh đã đáp ứng đủ yêu cầu của chương trình EB-5.
>>> Xem thêm: Đơn I-526 là gì? Điều kiện và quy trình nộp đơn
Điều kiện nộp đơn I-829
Để nộp đơn I-829, nhà đầu tư cần đáp ứng những điều kiện sau:
- Đạt yêu cầu về tạo việc làm: Nhà đầu tư EB-5 phải chứng minh rằng khoản đầu tư của mình đã tạo ra ít nhất 10 việc làm toàn thời gian cho lao động Mỹ. Đây là điều kiện quan trọng để đủ điều kiện xóa bỏ thẻ xanh có điều kiện.
- Duy trì khoản đầu tư hợp lệ: Nhà đầu tư cần cho thấy số vốn EB-5 đã được sử dụng hợp pháp vào một doanh nghiệp thương mại và vẫn đang được duy trì tại thời điểm nộp đơn. USCIS có thể yêu cầu bằng chứng về hoạt động kinh doanh và dòng tiền đầu tư.
- Thời điểm nộp đơn theo quy định của USCIS: Đơn I-829 phải được nộp trong vòng 90 ngày trước khi thẻ xanh có điều kiện hết hạn. Việc nộp trễ có thể khiến nhà đầu tư mất tư cách thường trú nhân, trừ khi có lý do chính đáng được USCIS chấp thuận.
Các giấy tờ cần thiết khi nộp đơn I-829
Các giấy tờ cần thiết khi nộp đơn I-829 gồm:
- Bằng chứng về thẻ xanh có điều kiện: Bản sao mặt trước và mặt sau của thẻ xanh (của bạn, vợ/chồng hoặc con đi cùng).
- Bằng chứng về đầu tư và tạo việc làm
- Chứng minh đã đầu tư hoặc đang đầu tư số vốn yêu cầu (báo cáo tài chính, sao kê ngân hàng, hợp đồng đầu tư…).
- Chứng minh duy trì khoản đầu tư trong thời gian cư trú có điều kiện (hóa đơn, sao kê, giấy phép kinh doanh, báo cáo thuế…).
- Chứng minh tạo ra ít nhất 10 việc làm toàn thời gian cho lao động Mỹ (bảng lương, hồ sơ thuế, hợp đồng lao động,…).
- Nếu là doanh nghiệp gặp khó khăn, cần chứng minh giữ nguyên số nhân viên trước khi đầu tư.
- Bằng chứng dành cho vợ/chồng hoặc con của nhà đầu tư:
- Nếu vợ/chồng hoặc cha mẹ (nhà đầu tư) đã mất, cần nộp giấy chứng tử.
- Nếu ly hôn, cần nộp quyết định ly hôn.
- Cung cấp các giấy tờ chứng minh đầu tư và tạo việc làm như trên.
- Bằng chứng về tiền án tiền sự (nếu có)
- Nếu từng bị bắt nhưng không bị truy tố: Nộp giấy xác nhận từ cơ quan điều tra.
- Nếu từng bị truy tố: Nộp bản sao hồ sơ vụ án, kết quả xử lý.
- Nếu từng bị kết án hoặc tham gia chương trình cải tạo: Nộp bản sao bản án, giấy xác nhận hoàn thành án phạt.
- Nếu từng được xóa án tích: Nộp quyết định của tòa án xác nhận xóa án.
- Hồ sơ sinh trắc học: Tham gia cuộc hẹn sinh trắc học của USCIS để lấy dấu vân tay, chữ ký và ảnh
Quy trình nộp đơn I-829
Quy trình nộp đơn I-829 (Quy trình xin thẻ xanh vĩnh viễn) gồm các bước sau:
Bước 1: Nhà đầu tư cần thu thập đầy đủ tài liệu để chứng minh rằng mình đã đáp ứng yêu cầu của chương trình EB-5.
Bước 2: Nộp đơn I-829
- Nộp đơn trong vòng 90 ngày trước khi thẻ xanh có điều kiện hết hạn.
- Gửi đầy đủ hồ sơ cùng lệ phí nộp đơn (9.525 USD) theo hướng dẫn của USCIS.
- Sau khi nộp, nhà đầu tư sẽ nhận được biên nhận I-797C, xác nhận USCIS đã tiếp nhận đơn và gia hạn tình trạng cư trú hợp pháp.
Bước 3: USCIS kiểm tra hồ sơ ban đầu
- USCIS xem xét hồ sơ để đảm bảo đã điền đầy đủ và đúng quy định.
- Nếu hồ sơ không hợp lệ hoặc thiếu thông tin, USCIS có thể từ chối hoặc yêu cầu bổ sung.
Bước 4: Cung cấp thêm thông tin (nếu có yêu cầu)
- Nếu USCIS gửi Request for Evidence (RFE) yêu cầu bổ sung tài liệu, nhà đầu tư cần gửi trong thời hạn quy định. USCIS có thể yêu cầu bản gốc của một số tài liệu để xác minh.
Bước 5: Lấy sinh trắc học và Phỏng vấn (nếu có)
- USCIS có thể yêu cầu nhà đầu tư đến văn phòng USCIS để cung cấp dấu vân tay, ảnh, xác minh lý lịch.
- Một số trường hợp có thể cần tham gia phỏng vấn để USCIS xác nhận thông tin trong hồ sơ.
Bước 6: Nhận kết quả xét duyệt
- Nếu được chấp thuận: Nhà đầu tư và gia đình nhận thẻ xanh vĩnh viễn.
- Nếu bị từ chối: USCIS sẽ thông báo lý do và hướng dẫn các bước tiếp theo (bao gồm quyền khiếu nại nếu có).
Kết quả xét duyệt đơn I-829
Kết quả xét duyệt đơn I-829 sẽ xảy ra hai trường hợp sau:
Trường hợp được chấp thuận:
- Nếu đơn I-829 được USCIS phê duyệt, nhà đầu tư và thành viên gia đình đi cùng sẽ nhận thẻ xanh vĩnh viễn.
- USCIS sẽ gửi thông báo chấp thuận bằng văn bản và cấp thẻ xanh 10 năm thay thế thẻ xanh có điều kiện.
- Khi đã có thẻ xanh vĩnh viễn, nhà đầu tư có thể tiếp tục sinh sống, làm việc và tự do ra vào Mỹ mà không cần xin lại thị thực.
- Sau khi có thẻ xanh vĩnh viễn 5 năm, nhà đầu tư có thể nộp đơn xin nhập quốc tịch Mỹ (nếu muốn).
Trường hợp bị từ chối
Nếu đơn I-829 bị từ chối, USCIS sẽ gửi thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do từ chối. Một số lý do phổ biến gồm:
- Không đáp ứng yêu cầu tạo 10 việc làm toàn thời gian.
- Không duy trì khoản đầu tư hợp lệ trong suốt thời gian cư trú có điều kiện.
- Hồ sơ thiếu bằng chứng quan trọng hoặc không hợp lệ.
- Có vi phạm pháp luật hoặc không tuân thủ quy định của USCIS.
Hướng giải quyết trong trường hợp này đó là:
- Yêu cầu xem xét lại quyết định (Motion to Reopen or Reconsider – MTR): Nếu có bằng chứng bổ sung hoặc USCIS đã có sai sót khi đánh giá hồ sơ.
- Kháng cáo lên Tòa di trú (Appeal to AAO): Nếu muốn khiếu nại quyết định của USCIS.
- Thực hiện các biện pháp di trú khác: Nếu không thể kháng cáo, nhà đầu tư cần tham vấn luật sư để xem xét các phương án duy trì tình trạng cư trú hợp pháp.
- Chuẩn bị rời khỏi Mỹ: Nếu không có lựa chọn nào khác, USCIS có thể ban hành lệnh trục xuất.
Các cách để đơn I-829 dễ “pass đơn”
Muốn đơn I-829 được chấp nhận, bạn cần chuẩn bị thật tỉ mỉ và đảm bảo các yêu cầu đều được đáp ứng đầy đủ. Cụ thể:
- Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ ngay từ đầu:
- Kiểm tra kỹ giấy tờ trước khi nộp, tránh sai sót nhỏ khiến hồ sơ bị trì hoãn.
- Sắp xếp hồ sơ logic, đánh dấu rõ các tài liệu quan trọng để USCIS dễ xem xét.
- Giữ nguyên khoản đầu tư cho đến khi đơn được duyệt
- Không rút vốn trước khi có quyết định, vì USCIS sẽ kiểm tra sự duy trì đầu tư.
- Cung cấp sao kê ngân hàng, hợp đồng đầu tư, báo cáo tài chính để xác nhận.
- Chuẩn bị tinh thần cho phỏng vấn (nếu có)
- Nắm rõ chi tiết về khoản đầu tư, số lượng việc làm tạo ra, và tình hình doanh nghiệp.
- Tập dượt trước với luật sư để tránh trả lời mơ hồ hoặc thiếu chính xác.
- Nếu bị yêu cầu bổ sung hồ sơ (RFE), nhà đầu tư cần phản hồi nhanh và đầy đủ
- Cung cấp đúng tài liệu USCIS yêu cầu, tránh kéo dài thời gian xét duyệt.
- Đảm bảo tài liệu bổ sung có sức thuyết phục, tránh cung cấp thông tin mâu thuẫn.
- Nhờ luật sư di trú có kinh nghiệm hỗ trợ
- Luật sư sẽ giúp kiểm tra hồ sơ, tư vấn chiến lược nộp đơn, và xử lý tình huống bất ngờ.
- Nếu có rủi ro bị từ chối, luật sư sẽ hướng dẫn cách kháng nghị hoặc điều chỉnh hồ sơ.
Bài viết trên đây đã trả lời cho câu hỏi “Đơn I-829 là gì?”. Hy vọng đã giúp giải đáp phần nào thắc mắc của bạn. Trường hợp bạn còn chưa rõ vấn đề nào hoặc cần nhờ đến sự trợ giúp từ các luật sư di trú, hãy liên hệ cho Harvey Law Group Vietnam ngay để được hỗ trợ tốt nhất nhé.