Mon - Fri : 09:00 - 18:00

Hotline: +84 (0) 91 444 1016

EU nới lỏng giấy phép làm việc để tăng số công nhân tay nghề cao

EU nới lỏng giấy phép làm việc để tăng số công nhân tay nghề cao

(GMT+7)
CHIA SẺ

EU nới lỏng giấy phép làm việc để tăng số lượng công nhân tay nghề cao

Các nhà điều hành EU đã công bố đề xuất mới để thu hút nhiều người nước ngoài đủ điều kiện làm việc đến châu Âu như một phần trong nỗ lực lấp đầy khoảng trống kỹ thuật và kiểm soát số lượng người nhập cư.

 

Trong một nỗ lực để đổi mới chương trình thẻ xanh của EU – chương trình cấp giấy phép làm việc theo mô hình thẻ xanh của Mỹ nhưng không đạt được những thành công tương tự . Ủy ban châu Âu cho biết họ muốn đưa chương trình tới những người không phải là công dân EU nhưng có công việc với mức lương trung bình. Hiện nay, thẻ xanh chỉ được cấp cho công dân không thuộc khối EU với mức lương bằng 1.5 mức lương trung bình ở các nước EU – nơi họ có kế hoạch làm việc ở đó.

 

Các đề xuất (không áp dụng cho Vương quốc Anh, Ireland hoặc Đan Mạch) là một cách để cố gắng thúc đẩy chương trình được cho là “không đủ hấp dẫn” này, với ít hơn 14.000 thẻ xanh được cấp vào năm 2014, hầu hết là của Đức.

 

“Chương trình thẻ xanh EU được sửa đổi sẽ trở nên dễ dàng và hấp dẫn hơn đối với công dân các nước thứ ba có tay nghề cao đến làm việc và tăng cường sự tăng trưởng kinh tế của EU.” Dimitris Avramopoulos – Ủy viên châu Âu phụ trách di dân cho biết.

 

Những thay đổi về chương trình thẻ xanh – trong đó bao gồm việc cắt giảm thời gian xử lý hồ sơ tối đa từ 90 ngày xuống còn 60 ngày – sẽ phải được sự đồng ý của các quốc gia thành viên EU.

 

Ủy ban này cũng cho biết vào họ đang có kế hoạch trợ cấp cho các nước nghèo ở châu Phi và Trung Đông 62 tỉ euro để đổi lấy việc ngăn chặn dòng người nhập cư vào châu Âu.

 

Pierre Vimont, một cựu lãnh đạo của ngành ngoại giao của châu Âu, phát biểu với Guardian rằng EU sẽ phải tìm cách để thúc đẩy di cư hợp pháp nhằm kiểm soát dòng người từ các nước Bắc Phi di cư tới châu Âu.

 

“Hiện tại không đủ việc làm cho tất cả mọi người ở châu Âu” ông nói. “Sẽ có rất nhiều áp lực, đặc biệt với số người nhập cư diện kinh tế vào châu Âu ngày càng nhiều, chúng tôi cần phải có sự chuẩn bị để đối mặt với những thách thức trong thời gian tới.”

 

Trong nỗ lực để ngăn chặn dòng chảy người tị nạn và người nhập cư vào châu Âu, EU đã có một thỏa thuận gây tranh cãi với Thổ Nhĩ Kỳ trong tháng ba nhằm giảm 95% số lượng người cố gắng nhập cư châu Âu qua biển Aegean, theo Ủy ban tị nạn Liên Hiệp Quốc.

 

Ủy ban châu Âu cho biết họ đang tiến tới một thảo thuận với 16 quốc gia ở châu Phi và Trung Đông nhằm mục đích ngăn chặn người dân nhập cư bằng con đường biển đầy nguy hiểm. Ủy ban này hy vọng sẽ sử dụng 3,1 tỷ euro từ ngân sách EU và khuyến khích đóng góp nhiều hơn nữa từ các nhà đầu tư tư nhân và các quốc gia thành viên.

 

Mặc dù số người di cư bằng đường biển Aegean đã giảm nhưng dòng chảy những người nhập cư băng qua Tây Địa Trung Hải đến Ý vẫn còn rất cao: khoảng 46.000 người nhập cư đã đến Ý trong năm tháng đầu tiên của năm 2016 và ít nhất 880 người đã thiệt mạng trong một loạt các vụ đắm tàu, theo UNHCR.

 

EU hy vọng sẽ hoàn tất thảo thuận trong vài tuần tới với Jordan và Liban, những quốc gia đang cưu mang một số lượng lớn người tị nạn từ Syria. Những quốc gia còn lại trong danh sách thảo thuận là Tunisia, Nigeria, Senegal, Ethiopia, Eritrea, Somalia, Afghanistan và Pakistan.

 

Theo báo cáo của Guardian, kế hoạch bao gồm dự án “Quản lý di cư tốt hơn” với 46 triệu euro nhắm vào các nước thuộc châu Phi, trong đó có Sudan và Eritrea.

 

Các nhà điều hành EU cho biết sẽ cung cấp cho các nước châu Phi và Trung Đông một khoản tiền nằm trong gói cứu trợ 62 tỉ euro. Với khoảng 3,1 tỷ euro từ ngân sách sẽ được dành để bảo lãnh vốn vay và kích hoạt các khoản vay từ ngân hàng phát triển lên đến 31 tỷ euro. Phần còn lại sẽ đến từ các khoản đóng góp tự nguyện của các quốc gia thành viên EU.

 

Các nước châu Phi và Trung Đông sẽ chỉ nhận được quỹ này bằng việc đáp ứng các yêu cầu chính sách nhập cư của EU.

 

Cô Federica Mogherini -phụ trách chính sách đối ngoại của EU, phát biểu: Đây là “một cuộc cách mạng Copernicus” trong việc sử dụng ngân sách cho chính sách đối ngoại của châu Âu. Cô dự đoán chính sách này sẽ tạo động lực để mang lại sự thịnh vượng trên toàn châu Phi: “Đây không chỉ là một đề lời nghị nhằm khắc phục các vấn đề của dân nhập cư mà còn tạo ra cơ hội phát triển cho toàn bộ lục địa,” cô nói. “Tuy nhiên, chính sách này có thể đưa đến những hệ quả nghiêm trọng cho sự ổn định của châu Âu.”

 

Những người hoài nghi cho rằng kế hoạch có thể dẫn đến việc sử dụng sai nguồn viện trợ phát triển của EU. “Các nước đang phát triển có thể nhận được kinh phí viện trợ để thắt chặt biên giới của họ,” Judith Sargentini, một thành viên thuộc nghị viện châu Âu cho biết. “Các quỹ cho người nghèo bị lạm dụng, và đề xuất của Ủy ban không giải quyết được lý do thực sự của làn sóng nhập cư.”

 

Cô cho biết: những đề xuất trên nghĩa là “EU đã đùn đẩy trách nhiệm giải quyết cuộc khủng hoảng nhập cư này cho các quốc gia nghèo – nơi mà ngay cả quyền cơ bản của con người cũng không được đảm bảo”, ví dụ như Eritrea và Somalia.

 

Guy Verhofstadt, lãnh đạo của nhóm Tự do trong nghị viện châu Âu, cho biết: “Cách tốt nhất để chống lại nạn buôn người là tạo ra việc làm hợp pháp cho người nhập cư đến Châu Âu. Các đề nghị sửa đổi chương trình cấp thẻ xanh có thể cải tiến hệ thống hiện hành. Tuy nhiên, tôi lo ngại những đề nghị của Ủy ban thực sự không mang lại nhiều thay đổi tích cực trong thực tế. Chúng ta cần một hệ thống đơn giản hơn “.

 

 

Theo The Guardian, Jennifer Rankin & Patrick Wintour, https://www.theguardian.com/world/2016/jun/07/eu-to-loosen-work-permit-scheme-to-attract-more-skilled-workers, 07 tháng Sáu, 2016.

 

Selina Pham - Luật sư Harvey Law Group Việt Nam

Là luật sư của HLG có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh, Selina phụ trách phân tích vụ việc, thẩm định và tất cả các vấn đề pháp lý liên quan đến hồ sơ của khách hàng.

Từ khóa:

Tin liên quan:

Quý nhà đầu tư vui lòng điền theo mẫu dưới đây để được hỗ trợ tư vấn chương trình đầu tư định cư nhanh nhất:

Zalo
WhatsApp
WhatsApp
Zalo