Khi định cư Mỹ, bạn cần chuẩn bị cho mình những kiến thức cần thiết để hoà nhập vào cuộc sống nơi đây. Có thể nói, hầu hết mọi trật tự sinh hoạt đến trật tự xã hội của bạn đều sẽ bị đảo lộn bởi sự khác biệt văn hoá giữa hai đất nước trái ngược nhau.
Do đó, những điều lưu ý dưới đây sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong quá trình hoà nhập. Cũng như để có một cuộc sống định cư lâu dài tại Mỹ.
1. Tìm kiếm các tổ chức giúp đỡ người định cư Mỹ
Phần lớn các quốc gia có chính sách thu hút người định cư đều có các tổ chức của chính phủ hoặc những tổ chức hoạt động cộng đồng chính phủ sẽ hỗ trợ thông tin và kinh phí ban đầunhằm giúp người định cư sớm hòa nhập với cộng đồng. Các tổ chức này sẽ đưa những thông tin cần thiết để giúp đỡ người định cư. Tất cả những thông tin này đều miễn phí và là trách nhiệm của các tổ chức nêu trên. Các tổ chức này có tên và địa chỉ cụ thể thường được công bố rộng rãi và nhiều tổ chức có website riêng để hướng dẫn về các dịch vụ, hoạt động mà họ cung cấp.
2. Tìm kiếm nơi ở
Tìm kiếm nơi ở là công việc đầu tiên phải làm khi đặt chân lên vùng đất mới. Để có thể tìm kiếm nhanh chóng và phù hợp với nhu cầu, bạn nên tham khảo trước các website về bất động sản tại nơi mình dự định sinh sống, có rất đầy đủ thông tin về việc cho thuê nhà và bán nhà, các trang thiết bị cần thiết và vị trí có thuận tiện cho sinh hoạt hay không. Khi mua và thuê nhà cần lưu ý các thông tin quan trọng cần thiết.
3. Mua nhà
Khi mua nhà phần lớn các thủ tục mua bán nhà đều phải thông qua luật sư, tìm kiếm một luật sư có kinh nghiệm để hướng dẫn các thông tin cần thiết.
Lựa chọn loại nhà cần mua phù hợp. Với nhà chung cư thì sẽ không phải dọn tuyết, cắt cỏ và đóng thuế bất động sản nhưng tiền phí duy trì bảo dưỡng căn hộ thường khá cao. Ngoài ra có thể một số dịch vụ khác phải trả tiền như giặt là (không được tự giặt là trong phòng). Đối với nhà riêng thì ngược lại.
Các bảo hiểm khi mua nhà: cần chọn những bảo hiểm phù hợp và có một số bảo hiểm bắt buộc khi mua nhà có vay vốn ngân hàng (bảo hiểm cháy nổ…)
4. Tìm nơi giữ trẻ hay trường học cho con cái
Một trong những quan tâm của các bậc cha mẹ là tìm cho con cái môi trường học tập phù hợp. Đối với mỗi độ tuổi khác nhau cũng có những sự khác biệt nhất định.
Dưới 4 tuổi: Trẻ em thường phải đi nhà trẻ hoặc bố mẹ ở nhà tự trông con. Các cơ sở nhận giữ trẻ thường là các cơ sở kinh doanh nên tiền đóng hàng tháng khá cao và có thể bằng lương đi làm của một người. Nếu bạn tự trông trẻ thì nên lưu ý có các khu công cộng dành cho trẻ em vui chơi như công viên hoặc các câu lạc bộ mà các ông bố bà mẹ có thể mang con tới chơi miễn phí để trẻ con có bạn bè và làm chúng dễ hòa nhập với môi trường.
Từ 4 tuổi tới 6 tuổi: Trẻ có thế đi học mẫu giáo. Có nhiều cơ sở của chính phủ và trẻ đi học ở độ tuổi này không phải mất tiền học phí. Trẻ sẽ vừa học và vừa chơi.
Trên 6 tuổi: Bắt đầu học văn hóa, phần lớn các quốc gia đều miễn phí. Bố mẹ cũng không cần thiết phải đưa tới trường, chỉ cần đưa tới các bến xe buýt nơi nhà trường thường đưa đón học sinh để chúng tự tới trường hoặc đón khi về nhà. Học ngoại khóa: gồm nhạc, vẽ, các môn học thể thao…, thường sẽ phải mất tiền đóng riêng.
Hình ảnh minh họa
5. Giao thông tại Mỹ
Một trong những khó khăn cho người mới định cư là việc đi lại, hệ thống giao thông gồm xe bus, tàu điện ngầm, taxi, xe đạp, ôtô. Để thuận tiện giao thông khi mới sang có thể dùng xe đạp (không phải xin cấp phép bằng) hoặc đi bằng xe bus. Về lâu dài thì cần phải thi lấy bằng lái xe ôtô.
6. Hệ thống y tế
Hệ thống y tế miễn phí: điều này không có nghĩa là mọi chi phí về y tế đều miễn phí, có những dịch vụ phải trả tiền như tiền chăm sóc mắt, răng và một số phẫu thuật lớn. Khi tới các cơ sở khám chữa bệnh đều phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế do chính phủ cấp. Đối với ngưới mới định cư thường phải chờ một thời gian thông thường là 3 tháng để nhận được thẻ bảo hiểm y tế.
Để thuận tiện cho việc khám chữa bệnh người định cư có thể chọn một trong các hình thức:
Bác sỹ gia đình: có lợi điểm là hồ sơ khám được bệnh được lưu trữ liên tục. Người bệnh có thể xác định được chính xác thời gian khi hẹn gặp bác sỹ. Mỗi người phải đăng ký để tìm cho mình một bác sỹ gia đình.
Trạm xá: Là do một nhóm bác sỹ lập ra, người dân có thể tới khám tại đây và không phải đặt lịch hẹn trước khi khám bệnh. Thời gian chờ đợi sẽ nhanh hơn là tới bệnh viện trực tiếp, tuy nhiên hồ sơ lại không được lưu trữ có hệ thống.
Và cuối cùng có thể tới trực tiếp bệnh viện, ưu điểm là có đầy đủ trang thiết bị nhưng thường phải chờ lâu. Khi sinh con thì mỗi người có thể chọn cho mình một bà đỡ đẻ. Nhiệm vụ của người này là hướng dẫn và hỗ trợ những thông tin cần thiết trong quá trình mang thai và cách nuôi trẻ sơ sinh.
7. Học tập tại Mỹ
Để có thể làm việc tại Mỹ thì mỗi người định cư phải đáp ứng các yêu cầu về kỹ năng, kiến thức cần thiết cho từng ngành nghề cụ thể. Tại website của Bộ Lao động có niêm yết về các ngành nghề, tiêu chuẩn cần thiết và các tổ chức giúp đỡ người nhập cư đánh giá những kỹ năng, kiến thức mà họ cần hòan thiện để đáp ứng theo tiêu chuẩn Mỹ.
8. Làm việc
Mỗi người muốn làm việc tại Mỹ đều phải được cấp giấy phép lao động. Người đi làm cũng rất cần biết về quyền và nghĩa vụ của người lao động do luật lao động quy định trong đó quy định về lương tối thiểu, các kỳ nghỉ, chế độ thai sản (phụ nữ thường được nghỉ sinh con một năm, và người chồng cũng được xin nghỉ theo chế độ sinh con), các điều kiện để chấm dứt hợp đồng lao động, thất nghiệp (nếu người đi làm khoảng một năm liên tục trở lên, nếu thất nghiệp xảy ra thì sẽ được hưởng lương thất nghiệp một năm).
9. Quyền con người
Các vấn đề về phân biệt chủng tộc bị luật pháp cấm. Trong công sở, phục vụ các dịch vụ nếu có bất cứ những hành vi phân biệt chủng tộc đều có thể kiện tới các cơ quan chức năng. Sức khỏe và tính mạng của công dân được bảo vệ, những vấn đề như bạo hành trong gia đình, bố mẹ đánh con sẽ bị phạt và tước quyền nuôi con. Các vấn đề tranh chấp trong cuộc sống thì người dân có thể thông qua việc kiện lên tòa án để giải quyết. Nếu thua kiện thì người thưa kiện mất chi phí.
10. Thuế
Bao gồm một số loại thuế cá nhân cơ bản là thuế thu nhập (đối với người có thu nhập), thuế tài sản (khi mua nhà), thuế hàng hóa (khi mua hàng hóa và dịch vụ).
Việc khai thuế liên quan tới nhiều lợi ích khác nhau, kể cả những người không có thu nhập cũng cần khai thuế, vì nó liên quan tới các trợ cấp cho người già, tiền hòan thuế, các lợi ích cho trẻ nhỏ, tiền học phí nếu là sinh viên đi học có thể được miễn giảm. Khai thuế có thể tự khai hoặc thông qua các dịch vụ khai thuế.
11. Các quyền lợi khác
Một số quyền lợi khác người định cư cũng cần quan tâm. Ví dụ như người già trên 64 tuổi có tiền già (kể cả chưa bao giờ đi làm) để hỗ trợ cuộc sống cơ bản gồm tiền thuê nhà và tiền ăn ở, hoặc người già có thể vào các trung tâm dưỡng lão của chính phủ. Tiền lợi ích cho trẻ nhỏ thì cũng phụ thuộc vào thu nhập của bố mẹ.
Ngoài ra một số người không có việc làm có thể được hỗ trợ trong thời gian ngắn về trợ cấp xã hội. Tuy nhiên nếu sức khỏe bình thường thì những người này sẽ thường bị chính phủ thúc giục tìm kiếm các khóa học và tìm kiếm việc làm để không xin trợ cấp chính phủ. Một số gia đình thu nhập thấp có thể xin hỗ trợ về tiền thuê nhà của chính phủ, sinh viên của nhà có thu nhập thấp có thể được miễn giảm học phí hoặc vay tiền lãi xuất thấp để đi học, tiền hỗ trợ mai táng khi một người mất, tiền bảo hiểm ý tế đối với người đi làm chủ lao động có đóng bảo hiểm ý tế…
12. Giá cả hàng hóa và các chi phí sinh hoạt hàng ngày
Một trong những câu hỏi đối với mỗi gia đình khi định cư là cần phải xác định một cách tương đối chính xác các chi phí cuộc sống hàng tháng phải trang trải cho gia đình mình. Người định cư có thể tìm hiểu trước khi sang định cư bằng cách lên kế hoạch tài chính, liệt kê các khoản chi tiêu thường xuyên của gia đình.
Hình ảnh minh họa
13. Mở một hoạt động kinh doanh
Nhiều người định cư quan tâm tới việc mở cơ sở kinh doanh, mỗi loại hình kinh doanh cũng có những quy định riêng biệt. Nhưng nói chung thì có thể phân làm hai loại chính là loại chịu trách nhiệm vô hạn (cơ sở kinh doanh tư nhân và hợp tác kinh doanh giữa một số cá nhân). Loại hình doanh nghiệp này thì chủ cơ sở phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của mình. Loại trách nhiệm hữu hạn là các công ty cổ phần, các cổ đông sẽ chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp của mình.
Nhiều cơ sở kinh doanh khi mở ra phải có thêm các điều kiện như mở nhà hàng phải chịu kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm. Một số ngành nghề người làm phải có chứng chỉ hành nghề ví dụ như dược phẩm… Có thể tham khảo các thủ tục mở cơ sở kinh doanh qua website hoặc các cơ quan chức năng có trách nhiệm trước khi tiến hành kinh doanh.
Nguồn: Internet