Mon - Fri : 09:00 - 18:00

Hotline: +84 (0) 91 444 1016

Tổng hợp: Thương mại và đầu tư giữa Việt Nam – Mỹ

Tổng hợp: Thương mại và đầu tư giữa Việt Nam – Mỹ

(GMT+7)
CHIA SẺ

Mỹ đang tiếp tục tăng cường mối quan hệ thương mại với Việt Nam- một đất nước phát triển nhanh chóng, đã tạo ra nhiều cơ hội quý giá cho các doanh nghiệp Mỹ để mở rộng thương mại và đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế và hỗ trợ việc làm. Thương mại hàng hóa giữa Mỹ-Việt Nam đã đạt 451 triệu đô năm 1995 – năm mà Mỹ và Việt Nam bình thường hóa quan hệ ngoại giao, và cho đến nay đã tăng gấp trăm lần, lên đến 45 tỷ đô.

Mối quan hệ giữa 2 nước đã nhanh chóng thắt chặt: trong năm 2015, kim ngạch xuất khẩu của Mỹ sang Việt Nam tăng 23%, mức tăng lớn nhất theo năm. Trong giai đoạn 2010-2015, Việt Nam là nước thứ hai có mức tăng kim ngạch xuất khẩu nhanh nhất của thị trường top 50 xuất khẩu của Mỹ.

Mối quan hệ giữa Mỹ- Việt Nam rất đa dạng hóa: Mỹ xuất khẩu qua Việt Nam các mặt hàng trong nhiều lĩnh vực, từ phụ kiện cho máy bay dân sự, bông, sữa, trái cây, hạt, và các sản phẩm nông nghiệp khác. Trong năm năm qua, Việt Nam đã đóng một vai trò quan trọng như một nhà cung cấp các sản phẩm tiêu dùng công nghệ cao đến Mỹ.

Cụ thể hơn, tính đến năm 2014, 6031 công ty vừa và nhỏ của Mỹ đã xuất khẩu sang Việt Nam, và 5895 doanh nghiệp vừa và nhỏ đã nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam.

Bên cạnh 16 tỷ đô trong bản hợp đồng thỏa thuận để thúc đẩy ngành hàng không và phát triển ngành năng lượng ở Việt Nam, và hỗ trợ tạo nên hàng chục ngàn việc làm khác ở Mỹ, chuyến thăm của Tổng thống Obama đã nhấn mạnh cam kết của Mỹ trong các lĩnh vực sau:

Trans-Pacific Partnership (TPP) – Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương

TPP là trung tâm của mối quan hệ kinh tế giữa Mỹ-Việt Nam. Chính phủ đã làm việc để đảm bảo sự phê chuẩn TPP là ưu tiên hàng đầu và đang làm việc với Việt Nam và các đối tác TPP khác để đảm bảo thực hiện kịp thời và đầy đủ các cam kết TPP của họ. TPP sẽ tạo ra cơ hội mới cho người lao động và doanh nghiệp Mỹ và Việt Nam, bao gồm cả các doanh nghiệp nhỏ; thúc đẩy sự đổi mới và kinh tế thời đại kỹ thuật số; thúc đẩy cạnh tranh công bằng, minh bạch và quản trị tốt; thúc đẩy các quyền, bảo vệ và phát triển sự bền vững của quyền công nhân.

Chính phủ Mỹ cam kết sẽ cung cấp nguồn lực và chuyên môn kỹ thuật để hỗ trợ Việt Nam và các đối tác TPP khác để thực thi hiệu quả các nghĩa vụ của hợp đồng. Để hỗ trợ cho Việt Nam, Mỹ đang cung cấp hơn 30 triệu đô trong việc nâng cao năng lực lao động, trong đó bao gồm các công việc để đảm bảo quyền tự do lập hội, kể cả các công đoàn độc lập và quyền lao động được quốc tế công nhận khác; bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ; bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Trách nhiệm xã hội của Mỹ

Vốn đầu tư của Mỹ trực tiếp vào Việt Nam đã lên đến 1,5 tỷ đô trong năm 2014. Công ty Mỹ ở Việt Nam duy trì trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với cộng đồng bằng cách đầu tư vào cộng đồng và môi trường nơi doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam. Ví dụ, các công ty Mỹ tại Việt Nam đã đào tạo hàng trăm kỹ sư về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, đóng góp hơn 12 triệu đô trong phát triển phần mềm và dịch vụ để hỗ trợ hàng trăm tổ chức phi chính phủ, và tăng cường kỹ năng của hàng chục ngàn giáo viên và học sinh trong việc sử dụng thông tin và công nghệ truyền thông. Chính phủ Mỹ cam kết hỗ trợ mối quan hệ đối tác giữa công – tư nhân nhằm khuyến khích trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Mỹ:

Hợp tác USAID với Đại học bang Arizona và một số công ty ở Mỹ đang tạo điều kiện cho các mối quan hệ hợp tác giữa các trường đại học tư nhân với khu vực để phát triển chương trình giảng dạy, cố vấn, và cơ hội làm việc thực tế tại các doanh nghiệp.

Nhiều công ty Mỹ đang hợp tác USAID mới với Trường Y Harvard và hai bệnh viện trong khu vực Boston để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục y tế tại Việt Nam, bao gồm các lĩnh vực có liên quan đến Chương trình An ninh Y tế toàn cầu.

Trong năm 2016, Cargill Việt Nam giành được giải thưởng của Ngoại trưởng Mỹ, giải thưởng xuất sắc cho cam kết lâu dài của mình để đầu tư vào đối tác nông nghiệp, hỗ trợ sức khỏe cộng đồng, và đào tạo hơn 12.000 nông dân kỹ thuật sản xuất bền vững. Dự án xây dựng trường học Cargill Cares của Cargill Việt Nam đã xây dựng đã xây dựng và giao 76 trường học trên khắp các cộng đồng nông thôn Việt Nam, tạo cơ sở giáo dục cho hơn 13.000 trẻ em mỗi năm.

Cách tiếp cận đối tác

Mỹ đã áp dụng cách tiếp cận toàn bộ chính phủ để hỗ trợ xuất khẩu Mỹ và đầu tư tại Việt Nam, bao gồm các chương trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và toàn diện, khuyến khích quản lý hợp pháp và trách nhiệm trong khi giải quyết các rào cản thương mại, hỗ trợ trách nhiệm xã hội của công ty, và củng cố pháp luật và môi trường kinh doanh.

Kết nối Mỹ-ASEAN

Qua Kết nối giữa Mỹ-ASEAN, chính phủ Mỹ sẽ làm việc với Việt Nam và các thành viên khác của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để thúc đẩy hội nhập kinh tế ASEAN, tăng cường thương mại và đầu tư, hỗ trợ phát triển năng lượng sạch, năng lượng kết nối, và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đổi mới cùng lãnh đạo bền vững.

Cơ quan Phát triển Quốc tế (USAID)

Các chương trình phát triển và quản trị kinh tế của USAID sẽ nỗ lực hỗ trợ Việt Nam để thúc đẩy tính minh bạch và mở cửa kinh tế, thúc đẩy cạnh tranh, và sự cai trị của pháp luật trong hoạt động kinh tế. USAID đã đóng góp hơn 150 luật và các quy định, nghị định có liên quan, và hỗ trợ hơn 50 cơ quan chính phủ Việt Nam trong quá trình cải cách pháp lý và kinh tế.

Ngoại giao Mỹ (USDA)

Việt Nam hiện là thị trường xuất khẩu nông nghiệp lớn thứ 11 của Mỹ. Để tăng cường mối quan hệ này, Bộ Nông nghiệp Mỹ sẽ hỗ trợ Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, bao gồm: an toàn thực phẩm, nông nghiệp khí hậu thông minh, công nghệ sinh học, thú y, bảo vệ thực vật, bán lẻ / phân phối hiện đại, và các chủ đề cụ thể theo ngành khác.

Bộ Thương Mại Mỹ

Bộ Thương mại Mỹ sẽ làm việc cùng với các công ty tư nhân của Mỹ để hỗ trợ Việt Nam trong việc phát triển cơ sở hạ tầng đất nước để đáp ứng mục tiêu hiện đại hóa kinh tế vào năm 2035, tập trung trong các lĩnh vực như y tế, hàng không, thành phố thông minh và năng lượng sạch.

Bộ có kế hoạch đầu tư vào một cơ sở hạ tầng về nguồn nước tại Việt Nam trong tháng 7 năm 2016, giới thiệu công nghệ mới, và tiêu chuẩn mới để tăng cường ngành công nghiệp nước của Việt Nam. Bộ cũng có kế hoạch tổ chức một Thương vụ hạt nhân trong năm 2017, hỗ trợ hợp tác giữa ngành công nghiệp Mỹ-Việt Nam trong việc phát triển các chương trình hạt nhân dân sự của Việt Nam.

Ngoại giao Mỹ

Bộ Ngoại giao Mỹ đã đóng góp vào sự phát triển của hệ thống quản lý cơ sở khoa học để giải quyết các vấn đề thương mại và an ninh lương thực bao gồm cả công nghệ sinh học nông nghiệp.

Bộ Ngân khố Mỹ

Để xây dựng một cơ sở hạ tầng báo cáo tài chính minh bạch và có trách nhiệm, Văn phòng Hỗ trợ kỹ thuật (OTA) của Bộ Ngân khố sẽ tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật tài chính hướng tới việc tạo ra các chương trình đào tạo toàn quốc về chuẩn mực kế toán Quốc tế, nguồn lực kế toán và các công cụ, bao gồm các báo cáo tài chính và mẫu; và hướng dẫn sử dụng.

Ngân hàng xuất nhập khẩu (EXIM Bank)

Từ năm 2009, EXIM Bank đã ủy quyền hơn 800 triệu đô trong các khoản vay, bảo lãnh và bảo hiểm để hỗ trợ ngành xuất khẩu Mỹ – từ các doanh nghiệp lớn và nhỏ – đến Việt Nam trên nhiều lĩnh vực như năng lượng tái tạo, hàng không, và sản xuất. Điều này không chỉ hỗ trợ tạo nên hàng ngàn công ăn việc làm tại Mỹ, mà còn tạo công ăn việc làm và tăng mức đầu tư cơ sở hạ tầng tại Việt Nam.

EXIM sẽ vẫn tích cực tham gia vào các cơ hội trong tương lai để tài trợ xuất khẩu của Mỹ sang Việt Nam, cũng như lần nữa khẳng định sự quan tâm của mình trong việc hỗ trợ xuất khẩu của Mỹ đối với các dự án điện hạt nhân dân sự ở Việt Nam.

Cơ quan Thương mại và Phát triển Mỹ (USTDA)

USTDA sẽ tiếp tục kết nối các doanh nghiệp Mỹ với các dự án ưu tiên năng lượng sạch của Việt Nam, công nghệ thông tin, giao thông vận tải, và các lĩnh vực liên quan đến nước.

USTDA cam kết giúp tăng cường giám sát an toàn hàng không của Việt Nam. Trong lĩnh vực năng lượng, USTDA đang tạo điều kiện cho phát triển sản xuất 470 MW điện gió, tương đương với hơn 1 tỷ đô đầu tư. Trong giao thông đô thị, USTDA đang hỗ trợ triển khai công nghệ thông tin và truyền thông trị giá 100 triệu đô cho hệ thống đường sắt thành phố Hồ Chí Minh.

Để hỗ trợ sự chuyển đổi của Việt Nam từ việc sản xuất điện từ nhà máy đốt than, USTDA sẽ tài trợ phái đoàn thương mại khí tự nhiên đến Mỹ vào mùa thu năm 2016. Chuyến thăm nhấn mạnh kinh nghiệm của Mỹ trong việc xây dựng, vận hành, bảo trì, nâng cấp các nhà máy khí đốt và cơ sở hạ tầng liên quan.

Thông qua Sáng kiến mua sắm toàn cầu: Hiểu biết Giá trị tốt nhất (GPI), USTDA sẽ hợp tác với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thiết kế một cơ sở dữ liệu để theo dõi và giám sát việc thực hiện của nhà thầu cung cấp hàng tỷ USD hàng hóa và dịch vụ cho Chính phủ Việt Nam mỗi năm.

Tổ chức Đầu tư tư nhân hải ngoại (OPIC)

Là tổ chức phát triển tài chính của chính phủ Mỹ, OPIC sẽ tận dụng văn phòng mới mở ở Đông Nam Á để mở ra cơ hội hỗ trợ phát triển kinh tế của Việt Nam thông qua đầu tư khu vực tư nhân trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt chú ý đến năng lượng tái tạo và các cơ sở hạ tầng hàng không.

Kể từ năm 2003, OPIC đã tài trợ hơn 40 triệu đô và hỗ trợ bảo hiểm cho bảy dự án ở Việt Nam, bao gồm truyền thông, sản xuất, dịch vụ tư vấn và phát triển kinh tế, nuôi trồng thủy sản, và phát điện.

Theo Whitehouse, Office of the Press Secretary, https://www.whitehouse.gov/the-press-office/2016/05/24/fact-sheet-trade-and-investment-vietnam, 24 tháng 05 năm 2016.

 

Từ khóa:

Tin liên quan:

Quý nhà đầu tư vui lòng điền theo mẫu dưới đây để được hỗ trợ tư vấn chương trình đầu tư định cư nhanh nhất:

Zalo
WhatsApp
WhatsApp
Zalo